Bộ đề thi môn Lịch sử THPT Quốc Gia năm 2022 có lời giải (30 đề)
Bộ đề thi môn Lịch sử THPT Quốc Gia năm 2022 có lời giải (Đề 1)
-
7770 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Quân lệnh số 1 của Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc có viết: "Hỡi quốc dân đồng bào ... Phát xít Nhật đã đầu hàng Đồng minh, quân Nhật đã bị tan rã tại khắp các mặt trận, kẻ thù chúng ta đã ngã gục ...” Đoạn trích trên cho biết
Phương pháp: Suy luận, loại trừ phương án.
Cách giải:
-A loại vì lúc này Cách mạng tháng Tám chưa diễn ra.
-B chọn vì lúc này kẻ thù của nhân dân ta là phát xít Nhật đã suy yếu nghiêm trọng, chính phủ tay sai Trần Trọng Kim đã hoang mang rệu rã – thời cơ cách mạng đã chín muồi.
-C loại vì thời cơ cách mạng đang đến gần là sau khi Nhật đảo chính Pháp và ta tiến hành cao trào kháng Nhật cứu nước.
-D loại vì thời kì tiền khởi nghĩa đã bắt đầu từ Hội nghị TƯ lần thứ 8 đến trước khi nhật đảo chính Pháp.
Chọn B.
Câu 2:
Đầu 1950, Mĩ từng bước can thiệp sâu và dính líu trực tiếp vào chiến tranh Đông Dương chứng tỏ
Phương pháp: Phân tích các phương án.
Cách giải:
-A loại vì cuộc chiến tranh Đông Dương không có tính chất của cuộc Chiến tranh lạnh mà chỉ chịu tác động từ cuộc Chiến tranh lạnh.
-B loại vì năm 1950 thì Pháp là kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương => nhân dân Đông Dương kháng chiến chống Pháp.
-C chọn vì Mĩ từng bước can thiệp sâu và dính líu trực tiếp vào chiến tranh Đông Dương chứng tỏ Mĩ sẽ thay thế Pháp tại chiến trường Đông Dương.
-D loại vì Mĩ muốn thay chân Pháp trong cuộc chiến tranh ở Đông Dương.
Chọn C.
Câu 3:
Nội dung cơ bản của bản Tạm ước Việt - Pháp (14-9-1946) là:
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 129.
Cách giải:
Nội dung cơ bản của bản Tạm ước Việt - Pháp (14-9-1946) là ta nhượng bộ thêm cho Pháp một
Số quyền lợi kinh tế - văn hoá ở Việt Nam.
Chọn B
Câu 4:
Lực lượng tham gia phong trào cách mạng 1930-1931 chủ yếu là
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 91 – 93, suy luận.
Cách giải:
Lực lượng tham gia phong trào cách mạng 1930-1931 chủ yếu là công nhân và nông dân.
Chọn C
Câu 5:
Thành quả quan trọng nhất của những ngày toàn quốc kháng chiến chống Pháp ở Hà Nội là gì?
Phương pháp: Dựa vào mục tiêu, nhiệm vụ của cuộc kháng chiến chống Pháp ở Hà Nội năm 1946 – 1947 để suy luận.
Cách giải: Mục tiêu, nhiệm vụ của ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp tại Hà Nội là:
- Giam chân địch trong thành phố.
- Bước đầu làm thất bại kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp.
- Tạo điều kiện cho cả nước bước vào cuộc kháng chiến lâu dài.
+ Thành quả quan trọng nhất của những ngày toàn quốc kháng chiến chống Pháp ở Hà Nội là giam chân địch trong thành phố để ta chuẩn bị lực lượng kháng chiến.
Chọn C.
Câu 6:
Nguyên nhân quan trọng nhất làm nên thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945
Phương pháp: Phân tích các phương án.
Cách giải:
-A loại vì nhân dân ta có truyền thống yêu nước nhưng các phong trào đấu tranh trước khi Đảng ra đời đều thất
bại.
-B loại vì Nhật đầu hàng Đồng minh là yếu tố khách quan không mang tính quyết định.
-C chọn vì sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương và quá trình chuẩn bị lực lượng trong 15 năm chính là nguyên nhân quan trọng nhất làm nên thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945. Điều này có thể thấy rõ khi so sánh với các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á trong cùng bối cảnh là Nhật đầu hàng Đồng
minh.
-D loại vì Cách mạng tháng Tám góp phần vào chiến thắng chủ nghĩa phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
Chọn C.
Câu 7:
“Dù phải hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập" là chỉ đạo của chủ tịch Hồ Chí Minh trong sự kiện nào?
Phương pháp:
Liên hệ kiến thức trong tác phẩm Đại tướng Võ Nguyên Giáp
- Tổng tập hồi ký, Nhà xuất bản QĐND, Hà Nội, 2011, tr.129-130.
Cách giải: “Dù phải hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập". là chỉ đạo của chủ tịch Hồ Chí Minh trong sự kiện Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945.
Chọn D.
Câu 8:
Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (5/1941) có tầm quan trọng đặc biệt đối với cách mạng tháng Tám 1945 vì
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 109.
Cách giải:
Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (5/1941) có tầm quan trọng đặc biệt đối với Cách mạng tháng Tám 1945 vì hoàn chỉnh chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng Cộng sản Đông Dương.
Chọn C
Câu 9:
Điểm mới trong xác định kẻ thù của cách mạng Việt Nam giai đoạn 1951 - 1953 so với giai đoạn 1946-1950 là gì?
Phương pháp: Dựa vào nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam giai đoạn 1951 - 1953 và giai đoạn 1946-1950 để so sánh.
Cách giải:
-A chọn vì từ năm 1951 trở đi, Mĩ can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh ở Đông Dương nên kẻ thù được xác định trong giai đoạn 1951 – 1953 là chống thực dân Pháp và can thiệp Mĩ.
-B, C, D loại vì nội dung của các phương án này không phải là điểm mới trong xác định kẻ thù của cách mạng Việt Nam giai đoạn 1951 - 1953 so với giai đoạn 1946-1950.
Chọn A.
Câu 10:
Việc ký kết Hiệp định Sơ bộ 6-3-1946 đã thể hiện
Phương pháp: Suy luận, loại trừ phương án.
Cách giải:
-A loại vì ta lựa chọn kí Hiệp định Sơ bộ là giải pháp hòa để tiến và việc ký kết Hiệp định Sơ bộ mang lại lợi cho cả ta và Pháp nên việc nêu sự nhượng bộ như phương án này là chưa phù hợp.
-B loại vì Đảng và Chính phủ ta không thỏa hiệp.
C chọn vì với việc ký kết Hiệp định Sơ bộ, ta đã đuổi được 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc về nước, có thời gian chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống Pháp về sau. + thể hiện vai trò lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
-D loại vì việc kí kết Hiệp định Sơ bộ không phải là hạn chế trong lãnh đạo của Đảng mà là 1 thắng lợi trong lãnh đạo của Đảng.
Chọn C
Câu 11:
Sự kiện nào dưới đây kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc Việt Nam (1945 - 1954)
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 155.
Cách giải: Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được ký kết (7 - 1954) đã kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc Việt Nam (1945 - 1954)
Chọn B.
Câu 12:
Nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chống Pháp xâm lược (1945-1954) là
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 131.
Cách giải: Nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chống Pháp xâm lược (1945-1954) là toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ ủng hộ quốc tế.
Chọn B.
Câu 13:
Nội dung nào cho thấy Đảng đã vận dụng sáng tạo quan điểm bạo lực cách mạng trong cách mạng tháng Tám 1945?
Phương pháp: Suy luận, loại trừ phương án.
Cách giải:
-A loại vì cách mạng tháng Tám diễn ra hài hòa ở cả nông thôn và thành thị.
-B, C loại vì ta kết hợp hài hòa cả đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang.
-D chọn vì quá trình tiến hành khởi nghĩa từng phần cho đến khi giành chính quyền trên cả nước đã sử dụng bạo lực của quần chúng để giành chính quyền.
Chọn D.
Câu 14:
Phong trào cách mạng 1930 – 1931 không sử dụng hình thức đấu tranh nào sau đây?
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 91 – 93.
Cách giải: Đấu tranh đòi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ không phải là hình thức đấu tranh của phong trào 1930 – 1931.
Chọn D.
Câu 15:
Mĩ kí với Bảo Đại Hiệp ước hợp tác kinh tế Việt-Mĩ (9 - 1951) vì lí do chủ yếu nào dưới đây?
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 139.
Cách giải: Mĩ kí với Bảo Đại Hiệp ước hợp tác kinh tế Việt-Mĩ (9 - 1951) nhằm trực tiếp ràng buộc Chính phủ Bảo Đại vào Mĩ.
Chọn B.
Câu 16:
Yếu tố cơ bản nào sau đây đã đưa cách mạng Việt Nam vượt qua khó khăn sau Cách mạng tháng Tám 1945?
Phương pháp: Phân tích các phương án.
Cách giải:
-A, D loại vì nếu không có sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng thì dù có tinh thần đoàn kết hay truyền thống yêu nước cũng không thể vượt qua được những khó khăn mà nước ta phải đối mặt sau Cách mạng tháng Tám.
-B loại vì lúc này ta chưa nhận được sự ủng hộ của bạn bè quốc tế.
Chọn C.
Câu 17:
Yếu tố nào dưới đây không phản ánh bước phát triển cao hơn của chiến dịch Biên giới 1950 so với chiến dịch Việt Bắc 1947?
Phương pháp: Phân tích các phương án.
Cách giải:
-A, B, C loại vì nội dung của các phương án này đã phản ánh đúng bước phát triển cao hơn của chiến dịch Biên giới 1950 so với chiến dịch Việt Bắc 1947.
-D chọn vì Pháp buộc phải chuyển sang đánh lâu dài với ta từ sau chiến thắng của ta trong trong chiến dịch Việt Bắc.
Chọn D.
Câu 18:
Nét nổi bật của tình hình kinh tế Việt Nam trong những năm 1936 - 1939 là:
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 99.
Cách giải: Nét nổi bật của tình hình kinh tế Việt Nam trong những năm 1936 - 1939 là kinh tế phục hồi và phát triển nhưng vẫn lạc hậu và lệ thuộc vào kinh tế Pháp.
Chọn B.
Câu 19:
Việc ký kết Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã chứng tỏ điều gì?
Phương pháp: Phân tích các phương án.
Cách giải:
-A, B loại vì việc ký kết Hiệp định Sơ bộ thì cả ta và Pháp đều có lợi nên không thể nói đây là sự nhượng bộ của ta hay đó là thắng lợi của Pháp trên mặt trận ngoại giao.
-C chọn vì trên nguyên tắc là đảm bảo độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia thì ta đưa ra sách lược hòa để tiến, kí kết Hiệp định Sơ bộ với Pháp để đuổi 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc về nước và có thêm thời gian chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài về sau.
-D loại vì Chính phủ ta không thỏa hiệp.
Chọn C
Câu 20:
Nội dung cơ bản nhất của Hiệp định Giơnevơ năm 1954 là
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 154 – 155, suy luận.
Cách giải:
- Nội dung cơ bản nhất của Hiệp định Giơnevơ năm 1954 là các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của ba nước Đông Dương.
- Nội dung của các phương án A, C, D cũng là nội dung của Hiệp định Giơnevơ nhưng không phải là nội dung cơ bản nhất do mục tiêu của cuộc kháng chiến chống Pháp là bảo vệ độc lập dân tộc và các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta cũng như nhân dân 2 nước Đông Dương còn lại.
Chọn B.
Câu 21:
Đảng ta đã phát động cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp xuất phát từ lí do chủ yếu nào dưới đây?
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 130, suy luận.
Cách giải:
- Ngay sau khi kí với ta Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước (14/9/1946), thực dân Pháp vẫn tiến hành các hoạt động để chuẩn bị xâm lược nước ta 1 lần nữa. Đỉnh điểm là việc chúng gửi tối hậu thư đòi ta giao quyền kiểm soát thủ đô và giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu.
=> Nếu lúc này ta tiếp tục nhân nhượng thì ta sẽ mất nước.
- Trong “Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến” (19/12/1946), Hồ Chủ tịch đã nhấn mạnh “Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta đã nhân nhượng, nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới”. Nội dung câu nói trên đã lí giải nguyên nhân sâu xa dẫn tới cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ ngày 19/12/1946.
Chọn A.
Câu 22:
Tác động của Hiệp định Giơnevơ đối với cách mạng Việt Nam là
Phương pháp: Phân tích các phương án.
Cách giải:
-A loại vì cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân hoàn thành trong cả nước được đánh dấu với thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm 1975.
-B loại vì chế độ phong kiến Việt Nam hoàn toàn sụp đổ năm 1945.
-C loại vì ngay sau Hiệp định Giơ ne vơ, Mĩ lập nên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm với âm mưu chia cắt lâu dài nước ta, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông Dương và Đông Nam Á.
-D chọn vì sau Hiệp định Giơnevơ thì Pháp phải chấm dứt chiến tranh xâm lược, rút hết quân về nước.
Chọn D.
Câu 23:
Điểm tương đồng và cũng là quyết định quan trọng nhất của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng tháng 9/1939 và tháng 5/1941 là
Phương pháp: Dựa vào nội dung của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng tháng 9/1939 và tháng 5/1941 để so sánh.
Cách giải:
-A chọn vì điểm tương đồng quan trọng nhất của hai hội nghị. Thể hiện đáp ứng yêu cầu cấp thiết của cách mạng lúc này là giải phóng dân tộc. Hội nghị tháng 11-1939 đánh dấu sự chuyển hướng bước đầu và hội nghị tháng 5-1941 hoàn chỉnh quá trình chuyển hướng đó.
-B loại vì thành lập chính phủ dân chủ cộng hoà thay cho chính quyền Xô viết chỉ thuộc nội dung của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng tháng 9/1939.
-C loại vì là điểm chung những không phải là điểm nổi bật nhất.
-D loại vì
+ Hội nghị tháng 11-1939 thay đổi tên mặt trận nhưng vẫn là của chung Đông Dương.
+ Hội nghị tháng 5-1941 thành lập Mặt trận đầu tiên của riêng Việt Nam.
Chọn A.
Câu 24:
Nguyên tắc cơ bản của Việt Nam trong việc ký kết Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) và Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (21-7-1954) là
Phương pháp: Phân tích các phương án.
Cách giải:
-A, B, C loại vì nội dung của các phương án này không phải là nguyên tắc cơ bản của Việt Nam trong việc kí kết Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) và Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (21-7-1954).
-D chọn vì nguyên tắc cơ bản của Việt Nam trong việc kí kết Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) và Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (21-7-1954) là không vi phạm chủ quyền dân tộc.
Chọn D.
Câu 25:
Phong trào đấu tranh công khai rộng lớn của quần chúng trong phong trào 1936 - 1939 mở đầu bằng sự kiện nào?
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 100.
Cách giải: Mở đầu là phong trào 1936 – 1939 là việc thành lập các Uỷ ban hành động ở nhiều địa phương.
Chọn B.
Câu 26:
Khối liên minh công-nông được hình thành từ phong trào nào?
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 95.
Cách giải: Khối liên minh công-nông được hình thành (bước đầu) từ phong trào cách mạng 1930-1931.
Chọn A.
Câu 27:
Vai trò của Mỹ trong cuộc chiến tranh Đông Dương được thể hiện qua kế hoạch Rơ-ve như thế nào?
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 136.
Cách giải: Vai trò của Mĩ trong cuộc chiến tranh Đông Dương được thể hiện qua kế hoạch Rơ-ve là Mĩ ngày càng can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh ở Đông Dương.
Chọn C.
Câu 28:
Hiệp định Ginevơ là văn bản pháp lý quốc tế ghi nhận những quyền gì cho các nước Đông Dương?
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 154.
Cách giải: Hiệp định Ginevơ là văn bản pháp lý quốc tế ghi nhận những quyền dân tộc cơ bản cho các nước Đông Dương bao gồm độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
Chọn B
Câu 29:
Văn kiện nào được thông qua tại Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (10/1930)?
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 94.
Cách giải: Luận cương chính trị được thông qua tại Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (10/1930).
Chọn D.
Câu 30:
Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (tháng 5/1941) xác định hình thái cuộc khởi nghĩa giành chính quyền nước ta là
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 109.
Cách giải: Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (tháng 5/1941) xác định hình thái cuộc khởi nghĩa giành chính quyền nước ta là đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa.
Chọn A.
Câu 31:
Qua phong trào 1936 - 1939, Đảng thấy được những hạn chế của mình về
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 102.
Cách giải: Qua phong trào 1936 - 1939, Đảng thấy được những hạn chế của mình về công tác mặt trận, vấn đề dân tộc.
Chọn D.
Câu 32:
Chiến thắng nào dưới đây của ta đã làm thất bại hoàn toàn âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của Pháp?
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 134.
Cách giải: Chiến dịch Việt Bắc thu- đông năm 1947 của ta đã làm thất bại hoàn toàn âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của Pháp.
Chọn C.
Câu 33:
Phong trào cách mạng 1930 - 1931 đã khẳng định nhân tố đầu tiên đảm bảo thắng lợi cho cách mạng giải phóng dân tộc là
Phương pháp: Dựa vào vai trò lãnh đạo của Đảng (SGK Lịch sử 12, trang 95) để giải thích.
Cách giải: Phong trào 1930 – 1931 là phong trào có tính thống nhất cao, phát triển rộng khắp đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng. Đây là phong trào đầu tiên do Đảng trực tiếp lãnh đạo ngay sau khi được thành lập đầu năm 1930. Phong trào đã cho thấy trong thực tế đường lối đúng đắn của Đảng, quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với cách mạng Đông Dương.
Chọn A.
Câu 34:
Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ nhằm
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 150.
Cách giải: Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ nhằm tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng vùng Tây Bắc, tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào.
Chọn B.
Câu 35:
Khó khăn lớn nhất mà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải đối mặt sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là gì?
Phương pháp: Dựa vào tình hình nước ta sau thành công của Cách mạng tháng Tám để phân tích Cách giải: Khó khăn của nước ta sau Cách mạng tháng Tám 1945:
- Ngoại xâm và nội phản: Đây là kẻ thù nguy hiểm nhất vì chúng đều âm mưu phá chính quyền, chống phá cách mạng nước ta, đối lập lợi ích với nhân dân ta. Trong đó, ngoại xâm là vấn đề nguy hiểm hơn rất nhiều so với nội phản, nếu không có đường lối, phương pháp đấu tranh đúng đắn, linh hoạt, ta sẽ mất đi thành quả của CM tháng 8/1945 và bị biến thành nước mất độc lập như thời kì trước.
- Giặc đói, giặc dốt, khó khăn về tài chính: cũng là những khó khăn rất lớn của ta nhưng đây là những vấn đề khó khăn trong nước. Các vấn đề này không nguy hại như ngoại xâm và nội phản, Đảng và Chính phủ cùng nhân dân có thể giải quyết được.
Chọn A.
Câu 36:
Năm 1930, Nghệ - Tĩnh là nơi có phong trào cách mạng phát triển mạnh nhất vì:
Phương pháp: Dựa vào
-A chọn vì Nghệ - Tĩnh là nơi có truyền thống đấu tranh anh dũng chống giặc ngoại xâm và là nơi có chi bộ Đảng hoạt động mạnh.
-B loại vì nội dung của phương án này không phải là lí do phong trào cách mạng phát triển mạnh ở Nghệ - Tĩnh năm 1930.
-C loại vì sau khi phong trào diễn ra mạnh mẽ và thành lập được chính quyền Xô viết thì thực dân Pháp mới tiến hành khủng bố dã man.
D loại vì lúc này Đảng đã đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương. Bên cạnh đó cũng chưa có căn cứ để xác định Nghệ - Tĩnh là nơi có đội ngũ cán bộ đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam đồng nhất.
Chọn A.
Câu 37:
Hội nghị lần 6 (11 - 1939) của Ban chấp hành Trung ương Đảng đã xác định nhiệm vụ hàng đầu trước mắt của cách mạng Đông Dương lúc này là gì?
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 104.
Cách giải: Hội nghị lần 6 (11 - 1939) của Ban chấp hành Trung ương Đảng đã xác định nhiệm vụ hàng đầu trước mắt của cách mạng Đông Dương lúc này là đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu và cấp bách.
Chọn B.
Câu 38:
Để giải quyết nạn đói trước mắt sau Cách mạng tháng Tám, Đảng Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có biện pháp gì dưới đây?
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 123 – 124.
Cách giải: Để giải quyết nạn đói trước mắt sau Cách mạng tháng Tám, Đảng Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi nhân dân thực hiện nhường cơm sẻ áo, hũ gạo cứu đói.
Chọn D.
Câu 39:
Mục tiêu nào dưới đây là cơ bản nhất trong kế hoạch Đà Lát đơ Tatxinhi (1950)?
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 139.
Cách giải: Mục tiêu cơ bản nhất trong kế hoạch Đà Lát Sơ Tatxinhi (1950) là mong muốn kết thúc cuộc chiến ở Đông Dương.
Chọn D.
Câu 40:
Bước vào Đông Xuân 1953 - 1954, âm mưu của Pháp - Mĩ ở Đông Dương là
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 146.
Cách giải:
Bước vào Đông Xuân 1953 - 1954, âm mưu của Pháp - Mĩ ở Đông Dương là giành một thắng lợi quyết định để “kết thúc chiến tranh trong danh dự”.
Chọn D.