IMG-LOGO
Trang chủ THI THỬ THPT QUỐC GIA Lịch sử Bộ đề thi môn Lịch sử THPT Quốc gia năm 2022 có lời giải (30 đề)

Bộ đề thi môn Lịch sử THPT Quốc gia năm 2022 có lời giải (30 đề)

Bộ đề thi môn Lịch sử THPT Quốc gia năm 2022 có lời giải ( Đề số 1)

  • 32376 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Những năm 90 của thế kỷ XX, ở lĩnh vực khoa học - kỹ thuật, Nhật Bản hợp tác có hiệu quả với Mĩ, Liên Xô (sau là Liên bang Nga) trong các chương trình 

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 57. 

Cách giải: Những năm 90 của thế kỷ XX, ở lĩnh vực khoa học - kỹ thuật, Nhật Bản hợp tác có hiệu quả với Mĩ, Liên Xô (sau là Liên bang Nga) trong các chương trình vũ trụ quốc tế. 

Chọn C


Câu 2:

Tiến hành cuộc đấu tranh chính trị, phát triển lên khởi nghĩa từng phần rồi chiến tranh giải phóng là hình thức vận động của cách mạng Việt Nam thời kì 

Xem đáp án

Phương pháp: Phân tích các phương án. 

Cách giải:

A chọn vì trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975):

- Đấu tranh chính trị: giai đoạn 1954 – 1959

- Khởi nghĩa từng phần: phong trào “Đồng khởi” (1919 – 1960).

- Chiến tranh giải phóng: 1960 - 1975.

B loại vì trong kháng chiến chống Pháp không có khởi nghĩa từng phần.

C loại vì trong thời kì vận động Cách mạng tháng Tám (1930 - 1945) không có chiến tranh giải phóng mà chỉ có Tổng khởi nghĩa.

D loại vì thời kì thành lập Đảng không có cuộc đấu tranh chính trị, phát triển lên khởi nghĩa từng phần rồi chiến tranh giải phóng. 

Chọn A


Câu 3:

Thủ đoạn của Mĩ khi tiến hành chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 - 1968) ở miền Nam Việt Nam là 

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 173.

 Cách giải: Thủ đoạn của Mĩ khi tiến hành chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 - 1968) ở miền Nam Việt Nam là mở các cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định” vào căn cứ quân giải phóng.

Chọn C


Câu 4:

Mục tiêu đấu tranh của phong trào yêu nước dân chủ công khai ở Việt Nam trong những năm 1919 - 1925 là 

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 80, suy luận.

Cách giải: 

A chọn vì mục tiêu đấu tranh của phong trào yêu nước dân chủ công khai ở Việt Nam trong những năm 1919 - 1925 là đòi một số quyền lợi về kinh tế, các quyền tự do dân chủ.

B loại vì chỉ đúng với phong trào của tư sản mại bản và địa chủ lớn ở Nam Kì.

C loại vì chỉ đúng với phong trào đấu tranh của tiểu tư sản.

D loại vì chỉ đúng với phong trào đấu tranh của tư sản dân tộc. 

Chọn A


Câu 5:

Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam (1897 - 1914) đã làm cho nền kinh tế nông nghiệp có sự chuyển biến như thế nào? 

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 11, trang 138, suy luận. 

Cách giải:

B, C loại và phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước được du nhập vào nước ta nhưng thực dân Pháp vẫn duy trì phương thức sản xuất phong kiến (phương thức bóc lột phong kiến).

D loại vì trong cuộc khai thác thuộc địa lần 1, Pháp thực hiện cướp ruộng đất của nhân để lập đồn điền trồng cao su, tuy nhiên, các đồn điền trồng lúa với phương thức bóc lột cũ của chế độ phong kiến mà địa chủ Pháp - Việt vẫn duy trì đã không thể phá vỡ thế độc canh cây lúa.

Chọn A


Câu 6:

Sự phân hóa trong nội bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đầu năm 1929 chứng  tỏ

Xem đáp án

Phương pháp: Phân tích các phương án.

Cách giải: 

A loại vì sự phân hóa của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là do khuynh hướng vô sản đã từng bước cho thấy sự phù hợp với thực tiễn lịch sử Việt Nam nhưng Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên không còn đủ sức lãnh đạo phong trào đấu tranh nên cần thành lập 1 chính đảng vô sản.

B, D loại vì đến khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời thì giai cấp công nhân Việt Nam mới chuyển hẳn sang đấu tranh tự giác. Đồng thời, Đảng ra đời cũng đánh dấu khuynh hướng vô sản hoàn toàn thắng thế trong phong trào yêu nước.

C chọn vì sự phân hóa của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đầu năm 1929 đã dẫn đến sự ra đời của ba tổ chức cộng sản –> điều kiện thành lập một chính đảng cộng sản ở Việt Nam đã xuất hiện. 

Chọn C


Câu 7:

Nội dung nào sau đây cho thấy Việt Nam Quốc dân đảng đã nhận thức đúng yêu cầu khách quan của lịch sử dân tộc Việt Nam?

Xem đáp án

Phương pháp: Suy luận, loại trừ phương án.

Cách giải:

A loại vì Việt Nam Quốc dân đảng phát động khởi nghĩa Yên Bái trong thế bị động, kế hoạch đã bị lộ.

B chọn vì thực dân Pháp sử dụng bạo lực phản cách mạng nên ta phải dùng bạo lực cách mạng để chống lại chúng. 

C, D loại vì nội dung của các phương án này là hạn chế của Việt Nam Quốc dân đảng.

Chọn B


Câu 8:

Chiến thuật mới được Mĩ sử dụng trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (196) - 1965) miền Nam Việt Nam là gì? 

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 169.

Cách giải: Chiến thuật mới được Mĩ sử dụng trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (196) - 1965) miền Nam Việt Nam là “Trực thăng vận”, “thiết xa vận”. 

Chọn B


Câu 9:

Điểm mới trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ nửa sau những năm 70 của thế kỉ XX là gì? 

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 56, suy luận.

Cách giải: Điểm mới trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ nửa sau những năm 70 của thế kỉ XX là cường quan hệ với các nước Đông Nam Á và tổ chức ASEAN.

Chọn A


Câu 10:

Cuộc cách mạng nào sau đây đã giúp Ấn Độ vươn lên trở thành một trong những cường quốc sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới?

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 34.

Cách giải: Cách mạng chất xám đã giúp Ấn Độ vươn lên trở thành một trong những cường quốc sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới.

Chọn D


Câu 11:

Trong xu hướng hình thành trật tự thế giới “đa cực nhiều trung tâm”, yếu tố quyết định vị thế của các quốc gia là 

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 73 74, suy luận.

Cách giải: Trong xu hướng hình thành trật tự thế giới “đa cực nhiều trung tâm”, yếu tố quyết định vị thế của các quốc gia là sức mạnh tổng hợp.

Chọn D


Câu 12:

Việc Nguyễn Ái Quốc xác định con đường cứu nước mới cho dân tộc (1920) đã tác động như thế nào đến phong trào cách mạng Việt Nam?

Xem đáp án

Phương pháp: Phân tích các phương án.

Cách giải:

A, D loại vì phải đến khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời thì mới đánh dấu lịch sử Việt Nam lựa chọn con đường cách mạng vô sản và chấm dứt cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước ở Việt Nam.

B loại vì khuynh hướng dân chủ tư sản vẫn tiếp tục tồn tại và trong giai đoạn 1919 – 1930, có sự đấu tranh giành quyền lãnh đạo cách mạng giữa hai khuynh hướng dân chủ tư sản và vô sản.

C chọn vì việc Nguyễn Ái Quốc xác định con đường cứu nước mới cho dân tộc (1920) đã đường cho cho việc giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước. 

Chọn C


Câu 13:

Cuộc Tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954 của quân dân Việt Nam đã làm phá sản bước đầu kế hoạch quân sự Nava của Pháp có Mĩ giúp đỡ vì 

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 146 – 148, suy luận. 

Cách giải: 

Pháp đề ra kế hoạch Nava với 2 bước thực hiện trong đó đáng chú ý là việc tập trung binh lực của Pháp. Cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 – 1954 đã bước đầu làm phá sản kế hoạch Nava khi buộc chúng phải phân tán quân từ đồng bằng Bắc Bộ đi đến Điện Biên Phủ, Xênổ, Luông Phabang và Mường Sài và cuối cùng là Playku. Đồng thời, ta tiêu diệt từng bộ phận sinh lực địch, chuẩn bị những điều kiện về vật chất và tinh thần cho cuộc tấn công quyết định đánh vào Điện Biên Phủ. 

Chọn B


Câu 14:

Nhận xét nào sau đây phản ánh không chính xác tính chất dân chủ của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam? 

Xem đáp án

Phương pháp: Phân tích các phương án.

Cách giải:

A, C, D loại vì nội dung của các phương án này phản ánh chính xác tính chất dân chủ của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam.

B chọn vì Cách mạng tháng Tám chưa giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân. Phải đến giai đoạn 1954 – 1957 đối với miền Bắc và giai đoạn sau năm 1975 đối với miền Nam thì vấn đề ruộng đất cho nông dân mới được giải quyết. 

Chọn B.


Câu 15:

Nhận xét nào sau đây không phản ánh đúng điểm chung của các mặt trận dân tộc thống nhất trong những năm 1930 - 1945 ở Việt Nam?

Xem đáp án

Phương pháp: Phân tích các phương án.

Cách giải:

A, C, D loại vì nội dung của các phương án này phản ánh đúng điểm chung của các mặt trận dân tộc thống nhất trong những năm 1930 - 1945 ở Việt Nam.

B chọn vì mặt trận dân tộc thống nhất trong những năm 1930 - 1945 ở Việt Nam không đảm nhận chức năng của chính quyền cách mạng.

Chọn B


Câu 16:

Năm 1972, Mĩ thực hiện sách lược hòa hoãn với Trung Quốc và Liên Xô nhằm 

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 44. 

Cách giải: Năm 1972, Mĩ thực hiện sách lược hòa hoãn với Trung Quốc và Liên Xô nhằm chống lại phong trào đấu tranh cách mạng của các dân tộc trên thế giới.

Chọn B


Câu 17:

Năm 1949, sự kiện Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử đã 

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 11.

Cách giải: Năm 1949, sự kiện Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử đã phá thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ. 

Chọn A


Câu 18:

Mục đích chung của quân và dân Việt Nam khi quyết định mở các chiến dịch trong cuộc kháng chiến chống Pháp giai đoạn 1947 - 1953 là đều nhằm 

Xem đáp án

Phương pháp: Phân tích các phương án. 

Cách giải:

A loại vì việc xoay chuyển tình thế chiến tranh phụ thuộc vào diễn biến trên chiến trường và kết quả sau các chiến dịch quân sự của ta. Bên cạnh đó, khi ở vào thế sa lầy thì chính Pháp mới là bên muốn xoay chuyển tình thế của chiến tranh.

B loại vì nội dung của phương án này chỉ đúng với chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1950.

C loại vì ta mở chiến dịch không phải để khẳng định hay chứng minh sự trưởng thành của quân dân Việt Nam

 D chọn vì điểm chung về mục đích khi ta mở các chiến dịch quân sự trong giai đoạn 1947 – 1953 là để tiêu diệt, tiêu hao một bộ phận quan trọng sinh lực đối phương.

Chọn D


Câu 19:

Hướng tiến công trọng tâm của quân dân miền Nam Việt Nam trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 là

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 176.

 Cách giải: Hướng tiến công trọng tâm của quân dân miền Nam Việt Nam trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 là đô thị. 

Chọn C


Câu 20:

Tinh thần nào của công cuộc giải quyết nạn dốt sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 

Việt Nam vẫn được kế thừa và phát huy trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay?

Xem đáp án

Phương pháp: Dựa vào các biện pháp giải quyết nạn dốt để rút ra bài học 

Cách giải:

A loại vì trước khi đào tạo cán bộ cốt cán thì cần phải xóa được nạn mù chữ.

B loại vì nội dung phương án này không phải là tinh thần của công cuộc giải quyết nạn dốt sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. 

C chọn vì sau cách mạng tháng Tám năm 1945, do tàn dư văn hóa lạc hậu của chế độ thực dân phong kiến, hơn 90% dân số Việt Nam không biết chữ. Để giải quyết vấn đề này, chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ- cơ quan chuyên trách về chống “giặc dốt”, kêu gọi nhân dân cả nước tham gia phong trào xóa nạn mù chữ => để thực hiện được điều này thì cần xây dựng một xã hội học tập. Tinh thần đó tiếp tục được kế thừa và phát huy trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay.

D loại vì năm 1946 ta không thực hiện giáo dục theo mô hình phương Tây.

Chọn C


Câu 21:

Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 

miền Nam Việt Nam? 

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 183, suy luận. 

Cách giải:

A, B, C loại vì nội dung của các phương án này là ý nghĩa của cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 ở miền Nam Việt Nam.

D chọn vì buộc Mĩ phải ngừng cuộc tập kích chiến lược bằng B52 vào Hà Nội - Hải Phòng không phải là ý nghĩa của cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 ở miền Nam Việt Nam. 

Chọn D


Câu 22:

 Kết quả to lớn từ cuộc đấu tranh giành và bảo vệ nền độc lập dân tộc của nhân dân các nước Mĩ Latinh trong thập niên 60 - 80 của thế kỉ XX là 

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 40.

Cách giải: Kết quả to lớn từ cuộc đấu tranh giành và bảo vệ nền độc lập dân tộc của nhân dân các nước Mĩ Latinh trong thập niên 60 - 80 của thế kỉ XX là chính quyền độc tài bị lật đổ, chính phủ dân tộc dân chủ được thiết lập ở nhiều nước. 

Chọn B


Câu 23:

Quyết định nào của Hội nghị lanta (2 - 1945) đã tạo thời cơ thuận lợi cho phong trào cách mạng Việt Nam trong năm 1945? 

Xem đáp án

Phương pháp: Phân tích các phương án.

Cách giải:

A loại vì việc giải giáp quân đội Nhật được tiến hành sau khi ta đã giành được chính quyền 8/1945.

B loại vì việc phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á tác động tiêu cực đến cách mạng Việt Nam từ sau khi Việt Nam tuyên bố độc lập 2/9/1945.

C chọn vì Hồng quân Liên Xô và các nước đồng minh đã đánh bại phát xít Nhật, tạo thời cơ khách quan thuận lợi cho cách mạng Việt Nam trong năm 1945.

D loại vì Liên hợp quốc thành lập tháng 10/1945, lúc này cách mạng tháng 8/1945 ở Việt Nam đã thành công. 

Chọn C


Câu 24:

Sự khác biệt cơ bản giữa phong trào đấu tranh của nông dân ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh so với phong trào đấu tranh trên phạm vi cả nước năm 1930 là 

Xem đáp án

Phương pháp: Phân tích các phương án.

Cách giải:

A, B, C loại vì nội dung các phương án này không phải điểm khác nhau giữa phong trào đấu tranh của nông dân ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh và phong trào đấu tranh trên phạm vi cả nước năm 1930.

D chọn vì sự khác biệt cơ bản giữa phong trào đấu tranh của nông dân ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh so với phong trào đấu tranh trên phạm vi cả nước năm 1930 là lần đầu tiên xuất hiện sự liên minh giữa công nhân và nông dân. Với phong trào đấu tranh của công nhân và nông dân ở Nghệ An và Hà Tĩnh, các Xô viết đã được thành lập ở nhiều địa phương. 

Chọn D


Câu 25:

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, bản đồ chính trị của khu vực Đông Nam Á có sự biến đổi sâu sắc vì 

Xem đáp án

Phương pháp: Suy luận, loại trừ phương án. 

Cách giải:

A loại vì thành lập ASEAN không phải là yếu tố làm thay đổi bản đồ chính trị Đông Nam Á. Bên cạnh đó, nếu các quốc gia còn lại ở Đông Nam Á (trừ 5 nước sáng lập ASEAN) không giành được độc lập thì ASEAN cũng không thể phát triển và mở rộng như hiện nay. 

C loại vì chỉ có Xingapo là nước duy nhất ở Đông Nam Á trở thành con rồng kinh tế của châu Á. 

D loại vì bản đồ chính trị của khu vực Đông Nam Á có sự biến đổi sâu sắc là các quốc gia ở Đông Nam Á giành được độc lập.

Chọn B


Câu 26:

Ngay sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, để bảo vệ lãnh thổ của Tổ quốc, Việt Nam phải đối đầu trực tiếp với những lực lượng xâm lược nào?

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 206 – 207.

Cách giải: Ngay sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, để bảo vệ lãnh thổ của Tổ quốc, Việt Nam phải đối đầu trực tiếp với hai lực lượng xâm lược là Tập đoàn “Khơ me đỏ” và Trung Quốc. 

Chọn D


Câu 27:

Ở Việt Nam, điểm khác biệt căn bản giữa phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX so với đầu thế kỉ XX là về 

Xem đáp án

Phương pháp: Lập bảng so sánh về giai cấp lãnh đạo, lực lượng tham gia, quan niệm, xu hướng, khuynh hướng cứu nước và tính chất của phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX.

Cách giải:

Nội dung Phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX Phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX

Khuynh hướng            Phong kiến                            Dân chủ tư sản 

Xu hướng                    Đấu tranh vũ trang                Bạo động và cải cách 

Lãnh đạo                     Văn thân, sĩ phu yêu nước         Văn thân, sĩ phu yêu nước tiến bộ 

Quan niệm                   Quan niệm cứu nước cũ            Cứu nước gắn liền với duy tân đất nước

Lực lượng tham gia      quần chúng nhân dân

Tính chất                     Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc

Trong các điểm trên, quan niệm và khuynh hướng cứu nước là điểm khác nhau cơ bản nhất giữa phong trào yêu nước chống Pháp đầu XX so với phong trào yêu nước cuối XIX. 

Chọn C


Câu 28:

Chính sách kinh tế nào sau đây không phải do chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh thực hiện trong những năm 1930 - 1931 ở Việt Nam? 

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 94. 

Cách giải:

Cải cách ruộng đất, khuyến khích khai hoang không phải do chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh thực hiện trong những năm 1930 - 1931 ở Việt Nam. 

Chọn A


Câu 29:

Một trong những tác động to lớn của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại diễn ra vào những năm 40 của thế kỉ XX đối với đời sống con người là 

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 68.

Cách giải:

Một trong những tác động to lớn của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại diễn ra vào những năm 40 của thế kỉ XX đối với đời sống con người là làm thay đổi lớn về cơ cấu dân cư, chất lượng nguồn nhân lực.

Chọn D


Câu 30:

Hiệp định Sơ bộ (6 - 3 - 1946) công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia 

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 128. 

Cách giải:

Hiệp định Sơ bộ (6 - 3 - 1946) công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự do. 

Chọn B.


Câu 31:

Để bồi dưỡng sức dân, nhất là nông dân, đầu năm 1953, Đảng và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã quyết định 

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 142 – 143.

Cách giải:

Để bồi dưỡng sức dân, nhất là nông dân, đầu năm 1953, Đảng và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã quyết định phát động quần chúng triệt để giảm tô và cải cách ruộng đất. 

Chọn C


Câu 32:

Hội nghị nào sau đây của Đảng Cộng sản Đông Dương đã xác định mục tiêu, phương pháp đấu tranh là chuyển từ đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ sang đấu tranh trực tiếp đánh đổ chính quyền của đế quốc và tay sai? 

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 104.

Cách giải:

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (11 - 1939) đã xác định mục tiêu, phương pháp đấu tranh là chuyển từ đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ sang đấu tranh trực tiếp đánh đổ chính quyền của đế quốc và tay sai.

Chọn A


Câu 33:

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 15 (1 - 1959) và Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 21 (7-1973) của Đảng Lao động Việt Nam đều khẳng định 

Xem đáp án

Phương pháp: Phân tích các phương án.

Cách giải:

A chọn vì xác định con đường cách mạng bạo lực ở miền Nam là điểm chung của hai hội nghị.

B loại vì nội dung kiên quyết đấu tranh trên cả ba mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao chỉ có tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 21 (7-1973).

C loại vì nội dung giành chính quyền về tay nhân dân bằng đấu tranh chính trị là chủ yếu chỉ có tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 15 (1 - 1959).

D loại vì nội dung tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Việt Nam chỉ có tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 21 (7-1973).

Chọn A


Câu 34:

Tinh chất điển hình của phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX là gì? 

Xem đáp án

Phương pháp: Phân tích các phương án. 

Cách giải:

A loại và phong trào Cần vương được đặt dưới sự lãnh đạo của vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết (1885 – 1888) và dưới sự lãnh đạo của văn thân, sĩ phu yêu nước (1888 – 1896).

B, C loại và phong trào Cần vương là phong trào yêu nước theo lập trường phong kiến.

Chọn D


Câu 35:

Hậu quả lớn nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) gây ra đối với xã hội Việt Nam là 

Xem đáp án

Phương pháp: Suy luận, loại trừ phương án.

Cách giải:

A loại vì mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ đã có từ trước và chỉ nêu mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ | là chưa đầy đủ. 

Bloại vì chỉ nêu tác động của cuộc khủng hoảng đối với nông dân là chưa đủ.

C loại vì trong xã hội Việt Nam vốn có nhiều mâu thuẫn và hai mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và giữa nông dân với địa chủ phong kiến.

D chọn vì hậu quả lớn nhất mà cuộc khủng hoảng kinh tế gây ra đối với xã hội là làm trầm trọng thêm tình trạng đói khổ của các tầng lớp nhân dân lao động:

- Công nhân: bị sa thải, đồng lương ít ỏi

 - Nông dân: chịu thuế cao, vay nợ năng lãi, nông phẩm làm ra phải bán giá hạ. Ruộng đất bị địa chủ thâu tóm, bị bần cùng hóa.

- Tiểu thương, tiểu chủ, các nghề thủ công: bị phá sản, bị sa thải, thất nghiệp, tư sản dân tộc gặp khó khăn trong kinh doanh, nhà buôn nhỏ đóng cửa. 

Chọn D


Câu 36:

Kẻ thù cụ thể, trước mắt của của cách mạng Đông Dương trong những năm 1936 - 

1939 là 

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 100. 

Cách giải: Kẻ thù cụ thể, trước mắt của của cách mạng Đông Dương trong những năm 1936 - 1939 là bọn phản động Pháp và tay sai. 

Chú ý khi giải:

A loại vì lúc này chính quyền Pháp đã thực hiện 1 số chính sách tiến bộ ở thuộc địa nên kẻ thù trước mắt của ta là bọn phản động Pháp ở thuộc địa và tay sai. Đó là những kẻ không chịu thực hiện chính sách tiến bộ của 

Chính phủ Pháp ở thuộc địa trong đó có Việt Nam.

C loại vì giai đoạn 1936 – 1939 thì Nhật chưa tiến vào Đông Dương.

D loại vì thiếu bọn phản động Pháp và tay sai.

Chọn B


Câu 37:

Sự kiện nào sau đây đã tác động trực tiếp đến quyết định chuyển hướng đấu tranh của Đảng Cộng sản Đông Dương trong giai đoạn 1939 - 1945? 

Xem đáp án

Phương pháp: Phân tích các phương án. 

Cách giải:

A chọn vì khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ (9 - 1939) thì mục tiêu chống chiến tranh đã không còn phù hợp nên Đảng đã nhanh chóng chuyển hướng đấu tranh, đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Sự chuyển hướng được đánh dấu từ Hội nghị tháng 11/1939.

B, C, D loại vì Đảng chuyển hướng đấu tranh từ tháng 11/1939.

Chọn A


Câu 38:

Cuộc “tẩy chay tư sản Hoa kiều” năm 1919 ở Việt Nam là hoạt động do lực lượng nào khởi xướng? 

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 80.

Cách giải: Cuộc “tẩy chay tự sản Hoa kiều” năm 1919 ở Việt Nam là hoạt động do lực lượng tư sản dân tộc khởi xướng.

Chọn C


Câu 39:

Cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) và kháng chiến chống Mĩ (1954 - 1975) của nhân dân Việt Nam khác nhau ở điểm nào? 

Xem đáp án

Phương pháp: Phân tích các phương án.

Cách giải:

A chọn vì kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp là giải pháp ngoại giao với việc ký kết Hiệp định Giơnevơ còn kết thúc cuộc kháng chiến chống Mĩ là giải pháp quân sự với cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm 1975.

B loại vì lực lượng tham gia là quần chúng nhân dân.

C loại vì cả hai cuộc kháng chiến đều chịu sự chi phối của cục diện đối đầu Xô - Mĩ

D loại vì cả hai cuộc kháng chiến đều đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Chọn A


Câu 40:

Mục đích chung của thực dân Pháp khi tiến hành kế hoạch Đà Lát đơ Tátxinhi (1950) và kế hoạch Rove (1949) ở Việt Nam là 

Xem đáp án

Phương pháp: Phân tích các phương án. 

Cách giải:

B, C, D loại vì nội dung của các phương án này chỉ có trong kế hoạch Kế hoạch Đà Lát đơ Tátxinhi (1950).

Chọn A


Bắt đầu thi ngay