Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO

Câu hỏi:

19/07/2024 425

Viết phương trình đường thẳng d biết d tạo với đường thẳng y = 2 (theo chiều dương) một góc bằng 135° và cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng 4.

A. y = x – 4 

B. y = −x – 4 

C. y = x + 4 

D. y = −x + 4 

Đáp án chính xác
 Xem lời giải  Xem lý thuyết

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Đường thẳng y = 2(m + 1)x – 5m – 8 đi qua điểm A(3;−5) có hệ số góc bằng bao nhiêu?

Xem đáp án » 14/08/2022 1,237

Câu 2:

Viết phương trình đường thẳng d biết d tạo với đường thẳng y = 1 một góc bằng 1200 và cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng −2.

Xem đáp án » 14/08/2022 396

Câu 3:

Đường thẳng y = 6m2x  2m + 3 đi qua điểm A (−2; 4) có hệ số góc bằng bao nhiêu?

Xem đáp án » 14/08/2022 305

Câu 4:

Viết phương trình đường thẳng d biết d tạo với trục Ox một góc bằng 300 và cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng 6

Xem đáp án » 14/08/2022 304

LÝ THUYẾT

1. Khái niệm hệ số góc của đường thẳng y = ax + b (a ≠ 0)

a. Góc tạo bởi đường thẳng y = ax + b (a ≠ 0) với trục Ox

Gọi A là giao điểm của đường thẳng y = ax + b với trục Ox và M là một điểm thuộc đường thẳng và có tung độ dương.

Khi đó, Max^ là góc tạo bởi đường thẳng y = ax + b với trục Ox.

Bài 5: Hệ số góc của đường thẳng y = ax + b (ảnh 1)

Bài 5: Hệ số góc của đường thẳng y = ax + b (ảnh 1)

Ví dụ 1. Cho hàm số y = x + 3. Tính góc tạo bởi đường thẳng y = x + 2 với trục Ox.

Lời giải:

Vẽ đồ thị hàm số y = x + 3

+ Cho x = 0 thì y = 3 ta được điểm A (0; 3).

+ Cho y = 0 thì x = −3 ta được điểm B (−3; 0).

Bài 5: Hệ số góc của đường thẳng y = ax + b (ảnh 1)

Đồ thị hàm số đã cho đi qua hai điểm A(0; 3); B(−3; 0).

Gọi góc tạo bởi đường thẳng y = x + 3 với trục Ox là α, ta có ABO^=α.

Xét tam giác vuông OAB, ta có tanα=OAOB=33=1 (1 chính là hệ số góc của đường thẳng y = x + 3)

Khi đó số đo góc α là α = 45°.

Vậy góc tạo bởi đường thẳng y = x + 2 với trục Ox45°.

2. Hệ số góc của đường thẳng y = ax + b (a ≠ 0)

− Các đường thẳng có cùng hệ số a (a là hệ số của x) thì tạo với trục Ox các góc bằng nhau.

Khi a > 0, góc tạo bởi đường thẳng y = ax + b và trục Ox là góc nhọn và nếu a càng lớn thì góc đó càng lớn nhưng vẫn nhỏ hơn 90°.

Khi a < 0 góc tạo bởi đường thẳng y = ax + b và trục Ox là góc tù và nếu a càng lớn thì góc đó càng lớn nhưng vẫn nhỏ hơn 180°.

Như vậy, góc tạo bởi đường thẳng y = ax + b và trục Ox phụ thuộc vào a.

Người ta gọi a là hệ số góc của đường thẳng y = ax + b.

Bài 5: Hệ số góc của đường thẳng y = ax + b (ảnh 1)

Bài 5: Hệ số góc của đường thẳng y = ax + b (ảnh 1)

Chú ý. Khi b = 0, ta có hàm số y = ax. Trong trường hợp này, ta có thể nói a là hệ số góc của đường thẳng y = ax.

Ví dụ 2. Cho (d): y = ax + b. Tìm a, b biết (d) đi qua gốc tọa độ và song song với (d') trong đó (d') có hệ số góc bằng 1.

Lời giải:

Theo bài ta, (d) đi qua gốc tọa độ nên ta có b = 0.

(d) song song với (d') và (d') có hệ số góc bằng 1 nên a = 1.

Vậy a = 1, b = 0.

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »