Trên Địa Cầu, nước ta nằm ở
A. nửa cầu Bắc và nửa cầu Tây.
B. nửa cầu Nam và nửa cầu Đông.
C. nửa cầu Nam và nửa cầu Tây.
D. nửa cầu Bắc và nửa cầu Đông.
Đáp án D.
Nước ta nằm ở: Nửa cầu Bắc và nửa cầu Đông. Giới hạn: Điểm cực Bắc ở vĩ độ 23023’B. Điểm cực Nam ở vĩ độ 8034’B. Điểm cực Tây ở kinh độ 102009’Đ. Điểm cực Đông ở kinh độ 109024’Đ.
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Nếu cách 10ở tâm thì trên bề mặt của quả Địa Cầu sẽ có bao nhiêu kinh tuyến?
Những vòng tròn trên quả Địa Cầu vuông góc với các kinh tuyến là các đường
Các đường nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả Địa Cầu là những đường
Những vòng tròn trên quả Địa Cầu vuông góc với các kinh tuyến là những đường
Kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc có điểm chung là cùng mang số độ bằng
Một điểm A nằm trên kinh tuyến 1000thuộc nửa cầu Đông và vĩ tuyến 500ở phía trên đường xích đạo, cách viết toạ độ của điểm đó là
Chúng ta có thể xác định được vị trí của mọi điểm trên bản đồ là nhờ
Kinh tuyến đi qua đài thiên văn Grin-uýt ở ngoại ô thành phố Luân Đôn (nước Anh) gọi là
1. Kinh tuyến và vĩ tuyến
* Đường kinh tuyến: Là những đường nối liền 2 điểm cực Bắc và cực Nam trên quả địa cầu.
- Các kinh tuyến đều gặp nhau ở hai cực, có độ dài bằng nhau.
- Kinh tuyến gốc đi qua đài thiên văn Grin-uýt (Anh), đánh số 00.
- Kinh tuyến gốc (00) và kinh tuyến đối diện (1800) chia Địa Cầu thành bán cầu Tây và bán cầu Đông.
* Đường vĩ tuyến: Là những vòng tròn trên quả Địa Cầu vuông góc với kinh tuyến.
- Các vĩ tuyến có độ dài nhỏ dần về 2 cực.
- Các vĩ tuyến đều song song với nhau.
- Vĩ tuyến gốc là đường xích đạo, đánh số 00.
- Vĩ tuyến gốc chia Địa cầu thành bán cầu Bắc và bán cầu Nam.
2. Tọa độ địa lí của một địa điểm trên bản đồ
- Kinh độ của một điểm: Là khoảng cách tính bằng số độ, từ kinh tuyến đi qua điểm đó đến kinh tuyến gốc.
+ Kinh tuyến bên phải kinh tuyến gốc có kinh độ đông. Ví dụ: 300Đ.
+ Kinh tuyến bên trái kinh tuyến gốc có kinh độ tây. Ví dụ: 400T.
- Vĩ độ của một điểm: Là khoảng cách tính bằng số độ, từ vĩ tuyến đi qua điểm đó đến vĩ tuyến gốc (đường xích đạo).
+ Vĩ tuyến ở phía bắc đường xích đạo có vĩ độ bắc. Ví dụ: 200B.
+ Vĩ tuyến ở phía nam đường xích đạo có vĩ độ nam. Ví dụ: 100N.
- Tọa độ địa lí của một điểm: Là kinh độ và vĩ độ của địa điểm đó.