Thứ sáu, 10/05/2024
IMG-LOGO

Câu hỏi:

22/08/2022 114

Vì sao trên Trái Đất lại có hiện tượng mùa?

A.Trái Đất tự quay từ Tây sang Đông

B.Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng từ Tây sang Đông

C.Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo một trục nghiêng với góc nghiêng không đổi

Đáp án chính xác

D.Trái Đất chuyển động tịnh tiến quanh trục

 Xem lời giải  Xem lý thuyết

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Nguyên nhân sinh ra hiện tượng mùa trên Trái Đất là do Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo một trục nghiêng với góc nghiêng không đổi trong quá trình chuyển động. Nên Trái Đất có lúc ngả nửa cầu Bắc, có lúc ngả nửa cầu Nam về phía Mặt Trời.

- Nửa cầu nào ngả về phía Mặt Trời thì nhận được lượng nhiệt và ánh sáng lớn, lúc ấy là thời kì mùa nóng.

- Ngược lại nửa cầu nào không ngả về phía Mặt Trời thì nhận được lượng ánh sáng và nhiệt ít hơn. Lúc ấy là thời kì mùa lạnh của nửa cầu đó.

=>Như vậy trên Trái Đất có các mùa trong năm

Đáp án cần chọn là: C

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 200k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Từ xích đạo đi về hai cực, chênh lệch giữa ngày và đêm

Xem đáp án » 22/08/2022 209

Câu 2:

Nửa cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời vào ngày

Xem đáp án » 22/08/2022 179

Câu 3:

Trái Đất chuyển động quanh xung quanh Mặt Trời theo hướng

Xem đáp án » 22/08/2022 172

Câu 4:

Cho bản đồ hành chính các nước trên thế giới:

Thời gian diễn ra mùa nóng và mùa lạnh của nước ta hoàn toàn trái ngược quốc gia nào sau đây?

Xem đáp án » 22/08/2022 164

Câu 5:

Trong khi chuyển động quanh Mặt Trời, Trái Đất luôn

Xem đáp án » 22/08/2022 162

Câu 6:

Chu kì để Trái Đất quay hết một vòng quanh Mặt Trời là

Xem đáp án » 22/08/2022 161

Câu 7:

Quỹ đạo chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất là

Xem đáp án » 22/08/2022 158

Câu 8:

Nhân tố nào sau đây chịu ảnh hưởng trực tiếp từ hiện tượng ngày – đêm dài, ngắn trong năm?

Xem đáp án » 22/08/2022 153

Câu 9:

Vì sao trong hai ngày 21/3 và 23/9, hai nửa cầu Bắc và Nam được chiếu sáng như nhau?

Xem đáp án » 22/08/2022 147

Câu 10:

Nam Phi nằm ở bán cầu Nam, vào ngày 22/12 có độ dài ngày đêm là

Xem đáp án » 22/08/2022 147

Câu 11:

Vào ngày 21/3 và 23/9, lúc 12 giờ trưa ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc tại nơi nào sau đây?

Xem đáp án » 22/08/2022 140

Câu 12:

Vào ngày nào trong năm ở hai nửa bán cầu đều nhận được một lượng ánh sáng và nhiệt như nhau

Xem đáp án » 22/08/2022 130

Câu 13:

Khu vực nào sau đây có hiện tượng trong năm có từ 1 ngày đến 6 tháng luôn là ngày?

Xem đáp án » 22/08/2022 129

Câu 14:

Vào ngày hạ chí, tia sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc với mặt đất ở nơi nào sau đây?

Xem đáp án » 22/08/2022 128

Câu 15:

Khu vực nào sau đây có sự chênh lệch ngày – đêm lớn nhất?

Xem đáp án » 22/08/2022 127

LÝ THUYẾT

1. Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 7: Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và các hệ quả địa lí | Cánh diều

- Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời trên một quỹ đạo hình elip và theo hướng từ tây sang đông.

- Đặc điểm:

+ Nghiêng một góc không đổi là 66033’ so với mặt phẳng quỹ đạo.

+ Hướng nghiêng của trục không đổi trong suốt quá trình chuyển động.

+ Thời gian Trái Đất thực hiện trọn một vòng quay xung quanh Mặt Trời gọi là một năm. Một năm có 365 ngày 6 giờ.

2. Các mùa trên Trái Đất

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 7: Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và các hệ quả địa lí | Cánh diều

- Do đặc điểm của trục Trái Đất mà khi thì bán cầu Bắc, khi thì bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời.

+ Vào ngày 21-3 và ngày 23-9, không bán cầu nào ngả về phía Mặt Trời, tia sáng mặt trời lúc giữa trưa chiếu thẳng góc vào xích đạo, ánh sáng và nhiệt phàn phổi đều cho cả hai bán cầu.

+ Ngày 21-3 đến trước ngày 23-9, bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời nên góc chiếu của tia sáng mặt trời tới bán cầu Bắc lớn hơn góc chiếu của tia sáng mặt trời tới bán cầu Nam. Bán cầu Bắc nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt hơn bán cầu Nam nên bán cầu Bắc là mùa nóng, còn bán cầu Nam là mùa lạnh.

+ Ngày 23-9 đến trước ngày 21-3, bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời nên nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt hơn bán cầu Bắc, vì vậy bán cầu Nam là mùa nóng, bán cầu Bắc là mùa lạnh. Thời gian mùa của hai bán cầu trái ngược nhau.

- Ngày 22-6 là lúc bán cằu Bắc ngả nhiều nhất về phía Mặt Trời, tia sáng mặt tròi lúc giữa tnra chiếu thẳng góc vào chí tuyến Bắc (23°27'B).

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 7: Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và các hệ quả địa lí | Cánh diều

- Do góc chiếu của tia sáng mặt trời khác nhau nên đặc điểm mùa ở các vùng vĩ độ cũng khác nhau. Vùng vĩ độ trung bình (vùng ôn đới) có sự thay đổi rõ rệt góc chiếu của tia sáng mặt trời trong năm nên có bốn mùa (xuân, hạ, thu, đông) rất khác biệt.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 7: Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và các hệ quả địa lí | Cánh diều

 

3. Hiện tượng ngày - đêm dài ngắn theo mùa

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 7: Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và các hệ quả địa lí | Cánh diều

- Từ sau ngày 21-3 đến trước ngày 23-9, bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, mọi nơi ở bán cầu Bắc đểu có ngày dài đêm ngắn. Cùng thời gian này, mọi nơi ở bán cầu Nam đều có đêm dài ngày ngắn.

- Từ sau ngày 23-9 đến trước ngày 21-3, bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời, mọi nơi ở bán cầu Nam có ngày dài đêm ngắn. Cùng thời gian này, mọi nơi ở bán cầu Đắc đều có đêm dài ngày ngắn.

- Ngày 21-3 và ngày 23-9, không bán cầu nào ngả về phía Mặt Trời, khắp nơi trên Trái Đất có ngày và đêm dài bằng nhau.

- Từ vòng cực Bắc (66033’B) đen cực Bắc và từ vòng cực Nam (66033’N) đến cực Nam có hiện tượng ngày dài suốt 24 giờ (mùa hạ) và đêm dài suốt 24 giờ (mùa đông).

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 7: Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và các hệ quả địa lí | Cánh diều