Ngọn núi có độ cao tương đối là 1000m, người ta đo chỗ thấp nhất của chân núi đến mực nước biển trung bình là 150m. Vậy độ cao tuyệt đối của ngọn núi này là:
A.1100m
B.1150m
C.950m
D.1200m
- Gọi: Độ cao tương đối là A
Độ cao tuyệt đối là B
Khoảng cách từ điểm thấp nhất của chân núi đến mực nước biển trung bình là C
=> Độ cao tuyệt đối = Độ cao tương đối + khoảng cách từ điểm thấp nhất của chân núi đến mực nước biển trung bình
=>B = A + C = 1000 + 150 = 1150m
=>Độ cao tuyệt đối của ngọn núi là 1150m
Đáp án cần chọn là: B
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Quốc gia nào sau đây thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của các trận động đất, núi lửa?
Đâu không phải là biện pháp phù hợp để hạn chế những thiệt hại do động đất gây ra?
1. Quá trình nội sinh
- Khái niệm: Là các quá trình hình thành địa hình có liên quan tới các hiện tượng xảy ra ở lớp man-ti.
- Nguyên nhân: Các quá trình nội sinh liên quan tới nguồn năng lượng được sinh ra trong lòng Trái Đất.
+ Năng lượng của sự phân huỷ các chất phóng xạ.
+ Năng lượng của sự dịch chuyển các mảng kiến tạo,...
- Biểu hiện: Quá trình tạo núi, hiện tượng núi lửa phun trào, động đất,...
- Kết quả: Hình thành các dạng địa hình, làm cho bề mặt Trái Đất trở nên gồ ghề.
2. Quá trình ngoại sinh
- Khái niệm: Là các quá trình xảy ra ở trên bề mặt Trái Đất hoặc những nơi không sâu dưới mặt đất.
- Nguyên nhân: Do nguồn năng lượng chủ yếu là bức xạ Mặt Trời.
- Biểu hiện
+ Phá huỷ đất đá chỗ này, vận chuyển và bồi tụ cho khác.
+ Thông qua nước chảy, gió thổi, băng hà, sóng biển và hoạt động sống của sinh vật.
- Kết quả
+ Làm thay đổi bề mặt địa hình Trái Đất.
+ Hình thành nên các dạng địa hình độc đáo.
+ Xu hướng san bằng bề mặt địa hình Trái Đất.
3. Hiện tượng tạo núi
Quá trình tạo núi là kết quà tác động lâu dài, liên tục và đồng thời của những lực sinh ra trong lòng đất (nội lực) và những lực sinh ra ở bên ngoài (ngoại lực).