Đồng bằng nào dưới đây hình thành do băng hà bào mòn?
A.Đồng bằng A-ma-dôn.
B.Đồng bằng sông Cửu Long.
C.Đồng bằng châu Âu.
D.Đồng bằng Hoàng Hà.
Đồng bằng băng hà bào mòn được hình thành do sự di chuyển của các băng tích. Đông bằng châu Âu thuộc đới khí hậu ôn đới, vào thời kì băng hà tuyết bao phủ một diện tích lớn và bị đóng băng, tạo thành những khối băng lớn. Khi di chuyển, băng hà mang theo những vật liệu vụn (đá, cát, sỏi…) gọi là băng tích di động làm mài mòn địa hình + mặt khác khi băng hà tan, xảy ra hiện tượng trầm lắng băng tích, tạo một lớp phủ băng tích hình thành nên đồng bằng băng hà ở châu Âu.
=>Như vậy đồng bằng châu Âu được hình thành do băng hà bào mòn.
Đáp án cần chọn là: C
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Loại khoáng sản dùng làm nhiên liệu cho công nghiệp năng lượng, nguyên liệu cho công nghiệp hoá chất là:
Chúng ta phải khai thác và sử dụng hợp lí, tiết kiệm tài nguyên khoáng sản vì:
Bề mặt địa hình tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng, nhưng có sườn dốc, nhiều khi dựng đứng thành vách là đặc điểm của địa hình
Các khoáng sản như dầu mỏ, khí đốt, than đá thuộc nhóm khoáng sản:
Dựa vào tính chất và công dụng, khoáng sản được chia thành mấy nhóm?
Tác động của yếu tố ngoại lực nào hình thành các đồng bằng châu thổ?
Thuận lợi nhất cho trồng cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc là
1. Các dạng địa hình chính
* Núi
- Khái niệm: Là dạng địa hình nhô cao rõ rệt trên mặt đất.
- Đặc điểm
+ Thường có độ cao trên 500m so với mực nước biển.
+ Núi có phần đỉnh núi, sườn núi và chân núi.
+ Dưới chân núi là thung lũng - nơi tích tụ các sản phẩm bị xâm thực.
- Phân loại
+ Dựa vào độ cao: núi thấp, núi trung bình và núi cao.
+ Dựa vào thời gian hình thành: núi già và núi trẻ.
* Đồng bằng
- Đổng bằng là dạng địa hình thấp.
- Đặc điểm
+ Bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc lượn sóng.
+ Độ cao thường dưới 200m so với mực nước biển.
+ Đồng bằng cao: có độ cao từ 200m đến 500m.
- Phân loại
+ Đồng bằng bóc mòn phần lớn là do băng hà.
+ Đồng bằng bồi tụ do phù sa sông hoặc phù sa biển.
* Cao nguyên
- Cao nguyên là vùng rộng lớn.
- Đặc điểm
+ Địa hình tương đối bằng phẳng hoặc lượn sóng.
+ Độ cao từ 500m đến 1.000 m so với mực nước biển.
+ Cao nguyên thường có ít nhất một sườn dốc đổ xuống vùng đất thấp hơn.
* Đồi
- Đồi là dạng địa hình nhô cao.
- Đặc điểm
+ Đồi có đỉnh tròn, sườn thoải.
+ Độ cao không quá 200m.
+ Nằm chuyển tiếp giữa đồng bằng và núi.
+ Thường tập trung thành vùng lớn.
* Địa hình cac-xtơ
- Địa hình cac-xtơ là dạng địa hình độc đáo.
- Hình thành do các loại đá bị hoà tan bởi nước tự nhiên (đá vôi và một số loại đá dễ hòa tan).
- Phân bố: Địa hình cacxtơ rất phổ biến ở nước ta và nhiều nước trên thế giới.
- Giá trị: Có giá trị du lịch, nghiên cứu khoa học,…
2. Khoáng sản
- Khái niệm
+ Đá có thành phần chủ yếu là khoáng vật.
+ Khoáng sản là những tích tụ tự nhiên của khoáng vật được con người khai thác và sử dụng.
- Phân loại
+ Theo trạng thái vật lý: khoáng sản rắn, lỏng và khoáng sản khí.
+ Theo thành phần và công dụng: nhiên liệu, kim loại, phi kim loại và nước ngầm.