Thời điểm không khí trên mặt đất nóng nhất là:
A. 11 giờ trưa
B. 12 giờ trưa
C. 13 giờ trưa
D. 14 giờ trưa
Thời điểm không khí trên mặt đất nóng nhất là 13 giờ trưa, do khoảng 12 giờ trưa lượng nhiệt lớn từ Mặt Trời mới được mặt đất hấp thụ, cần thời gian phản xạ lại vào không khí.
Đáp án cần chọn là: C
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Nhiệt độ trên bề mặt Trái Đất thay đổi như thế nào từ xích đạo về hai cực?
Khi độ ẩm không khí đạt 100% mà vẫn được cung cấp thêm hơi nước thì_______.
Nhận xét nào sau đây không đúng khi nói về sự thay đổi nhiệt độ không khí theo vĩ độ?
Hậu quả nghiêm trọng nhất của sự gia tăng nhanh khí CO2 trong không khí là?
Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
ni-tơ
hơi nước
cac-bo-nic
khí hậu
hô hấp
Thành phần của không khí gần bề mặt đất chủ yếu là các khí
(78%), oxy (21%), còn lại là
và các khí khác. Tỉ lệ khí
trong khí quyển tăng lên là nguyên nhân chính làm biến đổi
toàn cầu. Con người nếu hít thở không khí bị ô nhiễm sẽ dễ mắc các bệnh về đường, có thể dẫn đến tử vong.
Tại sao vào mùa đông, khi múc nước từ dưới giếng khoan, ta thấy nước ấm?
Khi đo nhiệt độ vào các thời điểm 5 giờ, 13 giờ và 21 giờ trong ngày, ta đọc được số nhiệt độ lần lượt là 21oC, 28oC và 23oC. Hỏi nhiệt độ trung bình ngày hôm đó là bao nhiêu?
Câu nào đúng nhất khi nói về sự thay đổi nhiệt độ không khí ở tầng khí quyển theo độ cao?
1. Nhiệt độ không khí
- Khái niệm: Nhiệt độ không khí là độ nóng lạnh của không khí.
- Dụng cụ để đo nhiệt độ: Nhiệt kế.
- Phân bố
+ Ở vùng vĩ độ thấp (khu vực xích đạo) quanh năm nhận được lượng nhiệt của Mặt Trời lớn làm cho không khí gần mặt đất nóng nên có nhiệt độ cao.
+ Ở vùng vĩ độ cao, do nhận được lượng nhiệt của Mặt Trời ít hơn, không khí không thể nóng như ở vùng vĩ độ thấp nên nhiệt độ thấp.
+ Ở vùng cực, nhiệt độ có khi xuống tới - 80°C.
- Nhiệt độ không khí luôn thay đổi khi có bề mặt tiếp xúc không giống nhau, khi và độ cao khác nhau và khi ở vĩ độ khác nhau.
- Nguyên nhân
+ Lượng nhiệt tỏa ra từ bề mặt Trái Đất.
+ Sự hấp thụ nhiệt và tỏa nhiệt của đất và nước khác nhau.
2. Hơi nước trong không khí. Mưa
* Hơi nước trong không khí
- Nguồn cung cấp hơi nước cho không khí từ nước từ biển, đại dương, ao hồ, sông ngòi,...
- Độ ẩm là lượng hơi nước chứa trong không khí.
- Sương mù là hơi nước ngưng kết ở lớp không khí gần mặt đất tạo thành.
- Mây là hơi nước ngưng kết ở các độ cao khác nhau trong khí quyển tạo thành từng đám.
- Mây là yếu tố khí tượng quan trọng thể hiện rõ trạng thái và sự biến động của thời tiết.
* Mưa
- Nguyên nhân: Các đám mây được bổ sung thêm hơi nước, lớn lên và không bị nhiệt độ làm bốc hơi nước sẽ sinh ra mưa.
- Sự phân bố
+ Lượng mưa trên Trái Đất phân bố không đều, giảm từ xích đạo về cực.
+ Mưa nhiều ở khu vực nội chí tuyến (Trung Phi, Đông Nam Á, Nam Á, Nam Mĩ,…).
+ Mưa ít ở khu vực cực, nội địa (Bắc Phi, Bắc Á, Tây Úc,…).
- Nhân tố ảnh hưởng: nhiệt độ, khí áp, địa hình, gió, dòng biển,…
3. Thời tiết và khí hậu
* Thời tiết
- Khái niệm: Là trạng thái khí quyển tại một địa điểm vào một thời điểm nhất định.
- Các yếu tố khí tượng: nắng, mưa, gió, độ ẩm, mây,...
- Đặc điểm: Thời tiết thường thay đổi trong một thời gian ngắn (một buổi, một ngày hoặc vài ngày).
* Khí hậu
- Khái niệm: Là sự lặp đi lặp lại của tình hình thời tiết ở một địa phương trong nhiều năm.
- Đặc điểm
+ Khí hậu có tính ổn định hơn.
+ Khí hậu trên Trái Đất thường diễn ra theo quy luật, mang tính đặc trưng của từng vùng.
- Khí hậu là nhân tố rất quan trọng, có liên quan trực tiếp tới đời sống và sản xuất của con người cũng như các thành phần tự nhiên khác.
4. Các đới khí hậu trên Trái Đất
Đới khí hậu Đặc điểm |
Đới nóng |
Đới ôn hòa |
Đới lạnh |
Vị trí |
Từ Xích đạo đến chí tuyến Bắc và Nam. |
Chí tuyến Bắc/Nam đến vòng cực Bắc/Nam. |
Vòng cực Bắc/Nam về cực Bắc/Nam. |
Nhiệt độ |
Cao. |
Trung bình. |
Thấp. |
Lượng mưa |
1000 - 2000mm. |
500 - 1000mm. |
Dưới 500mm. |
Gió thường xuyên |
Tín phong. |
Tây ôn đới. |
Đông cực. |