Tại sao vùng biển ôn đới thường có độ muối thấp hơn nhiệt đới?
Do độ bốc hơi ở vùng ôn đới thấp hơn
Do vùng ôn đới có lượng nước ít hơn
Sông ở vùng ôn đới chảy chậm hơn nhiệt đới
Vùng ôn đới có lượng mưa lớn và băng tan
Độ mặn của nước biển phụ thuộc vào nhiều yếu tố: lượng nước sông chảy vào nhiều hay ít, lượng mưa và độ bốc hơi lớn hay nhỏ, ....
- Ở vùng ôn đới: do góc chiếu của tia sáng Mặt Trời giảm dần nên quá trình bốc hơi ở vùng ôn đới nhỏ hơn nhiệt đới. Đồng thời, sông ngòi có nguồn nước dồi dào từ nguồn cung cấp do mưa và băng tuyết tan nên nước biển có độ muối thấp.
- Ngược lại, sông ngòi ở miền nhiệt đới rửa trôi mạnh địa hình, mang theo nhiều muối khoáng trên đất liền ra biển, cùng với nhiệt độ cao làm cho lượng bốc hơi mạnh, nên độ muối của biển cao.
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai
Cho nhận định: “ Vùngbiển nhiệt đới có độ muối cao hơn vùng biển ôn đới”. Đúng hay sai?
Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai
Cho nhận định: “Sóng thường chỉ có trên mặt biển, ở dưới độ sâu quá 30m, nước biển lại yên tĩnh”. Đúng hay sai?
Bao quanh châu Mỹ về phía Tây, châu Âu và châu Phi về phía Đông là:
Đại dương thế giới:
Là lớp nước liên tục
Bao phủ hơn 70% diện tích về mặt Trái Đất
Bao phủ hơn 70% diện tích bề mặt lục địa
Gồm 3 đại dương lớn
Gồm Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương.
Nguyên nhân gây ra sóng lớn là:
Động đất ngầm dưới biển
Sự chuyển động của các khối khí
Hoạt động của bão
Sự chênh lệch nhiệt độ
1. Biển và đại dương
- Đại dương thế giới là vùng nước mặn rộng mênh mông, chiếm phần lớn diện tích của bề mặt Trái Đất, nối liền từ bán cầu Bắc đến bán cầu Nam, từ bán cầu Tây đến bán cầu Đông. Nhờ thế mà các tàu viễn dương có thể đi vòng quanh thế giới.
- Có bốn đại dương chính là: Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương.
- Ở gần bờ các đại dương còn có các biển, các vịnh biển.
2. Một số đặc điểm của môi trường biển
a) Nhiệt độ và độ muối
- Đặc điểm
+ Vùng biển nhiệt đới: 25 - 300C, độ muối cao.
+ Vùng biển ôn đới: thấp hơn 250C, độ muối thấp.
+ Ở vùng cực (Bắc Băng Dương): -1,80C, độ muối thấp.
- Độ muối của các biển và đại dương khác nhau do tác động của các yếu tố
+ Nhiệt độ nước biển, đại dương (các dòng hải lưu nóng, lạnh).
+ Lượng bốc hơi nước, nhiệt độ môi trường không khí.
+ Lượng mưa trung bình năm, số lượng nước sông đổ ra biển, đại dương.
+ Điều kiện địa hình (vùng biển, đại dương kín hay hở),…
b) Chuyển động của nước biển và đại dương
* Sóng
- Khái niệm: Là sự chuyển động theo chiều ngang của nước biển và đại dương.
- Nguyên nhân tạo ra sóng là do gió. Gió càng to, sóng càng lớn.
- Phân loại: Sóng lừng, sóng bạc đầu, sóng thần,…
- Ảnh hưởng: Sóng thần gây thiệt hại lớn về người và tài sản.
* Thủy triều
- Khái niệm: Là hiện tượng nước đại dương dao động theo chu kì.
- Nguyên nhân do lực hấp dẫn của Mặt Trăng và Mặt Trời.
- Phân loại: Triều cường và triều kém.
- Ảnh hưởng
+ Thuỷ triều có ảnh hưởng nhiều đến sản xuất và sinh hoạt ở các địa phương ven biển.
+ Hoạt động của tàu bè ra vào các cảng biển phụ thuộc rất nhiều vào chế độ triều.
+ Xây dựng nhà máy điện thủy triều, áp dụng triều trong quân sự,…
* Dòng biển
- Khái niệm: Là sự chuyển dịch của các khối nước lớn ở biển và đại dương.
- Nguyên nhân hình thành do các hệ thống gió thổi thường xuyên trên Trái Đất.
- Phân loại: Dòng biển nóng và dòng biển lạnh.
- Ảnh hưởng: Dòng biển là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới khí hậu của các vùng đất ven biển.