Khu vực Đông Nam Á có nhóm đất chính nào sau đây?
A. Đất pốtdôn hoặc đất đài nguyên.
B. Đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm, đất đen.
C. Đất đỏ hoặc đất nâu đỏ xavan.
D. Đất feralit hoặc đất đen nhiệt đới.
Đáp án D.
Khu vực Đông Nam Á có nhóm đất chính là đất đỏ vàng (feralit) hoặc đất đen nhiệt đới.
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Ở nước ta, các loài cây sú, vẹt, đước phát triển và phân bố trên loại đất nào sau đây?
Hai yếu tố của khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành đất là
Công đoạn sản xuất nông nghiệp nào sau đây làm thay đổi tính chất đất nhiều nhất?
Loại đất nào sau đây thường được dùng để trồng cây công nghiệp lâu năm?
1. Lớp đất trên Trái Đất
* Đất
- Khái niệm: Là một lớp vật chất mỏng trên cùng của vỏ Trái Đất, có độ dày chỉ từ vài xăng-ti-mét như ở vùng đồng rêu gần Bắc Cực, cho đến khoảng 2-3m ở vùng nhiệt đới nóng ẩm.
- Đặc điểm: Bên trên đất thường có lớp phủ thực vật. Đất có độ phì tự nhiên.
* Thành phần của đất
- Các thành phần chính của đất: khoáng vật trong đất, chất hữu Cơ trong đất, nước trong đất và không khí trong đất.
- Khoáng vật trong đất là những hợp chất tự nhiên, được hình thành do các quá trình phong hoá khác nhau xảy ra trong lớp vỏ Trái Đất.
- Chất hữu cơ trong đất là những tàn tích sinh vật (thực vật, động vật, vi sinh vật) chưa hoặc đang phân giải và những chất hữu cơ đã được phân giải, được gọi là chất mùn.
- Nước trong đất được chứa chủ yếu trong các khe hà và các hạt khoáng của đất. Lượng ẩm của đất rất quan trọng, bởi vì rễ cây hút các chất dinh dưỡng hòa tan trong nước. Vì thế, cần phải tưới nước đề đảm bảo đủ độ ẩm của đất cho cây.
- Không khí trong đất được chứa trong các lỗ hổng của đất. Không khí trong đất vừa là nhân tố quan trọng trong phong hoá đá, vừa là điều kiện tất yếu cho sự tồn tại và phát triển của sinh vật trong đất. Vì thế, đất cần có độ tơi xốp.
* Các tầng đất
- Theo chiều thẳng đứng, lớp đất gồm các tầng khác nhau.
- Các tầng đất từ trên xuống dưới là: tầng thảm mục, mùn, tích tụ, đá mẹ và tầng đá gốc.
- Mỗi tầng đất đều phân biệt với tầng liền kề bởi
+ Màu sắc của đất.
+ Thành phần cơ giới của đất.
+ Một số dấu hiệu có thể nhận biết khác.
* Các nhân tố hình thành đất
- Đá mẹ
+ Có vai trò rất quan trọng trong việc thành tạo đất.
+ Đá Mẹ cung cấp các khoáng vật cho đất, tạo nên các tính chất vật lí, hoá học của đất.
- Khí hậu
+ Ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phong hoá, từ đó đất được hình thành.
+ Khí hậu ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của sinh vật, nhất là vi sinh vật, từ đó ảnh hưởng đến tốc độ phân giải chất hữu cơ trong đất.
- Sinh vật là nguồn cung cấp chất hữu cơ cho đất.
- Các nhân tố khác: Sự hình thành đất còn chịu ảnh hưởng của địa hình, thời gian,…
2. Một số nhóm đất chính
* Đất fe-ra-lit đỏ và đất fe-ra-lit đỏ vàng
- Các loại đất điển hình ở vùng nhiệt đới.
- Điều kiện hình thành: nhiệt độ cao và độ ẩm lớn, quá trình phong hoá diễn ra mạnh và phát triển dưới những cánh rừng nhiệt đới.
- Phân bố thành các vùng lớn ở Nam Mỹ, Trung Phi, Đông Nam Á, Nam Á,…
* Đất pôt-dôn và đất pôt-dôn cỏ
- Các loại đất điển hình ở vùng ôn đới.
- Điều kiện hình thành: khí hậu ôn đới lạnh lục địa, dưới các rừng ôn đới lục địa và rừng tai-ga.
- Phân bố phổ biến nhất ở Bắc Á, Bắc Âu và Bắc Mỹ (khoảng từ vĩ tuyến 45°B đến vĩ tuyến 60 - 65°B).