Cho m gam glucozơ và fructozơ tác dụng với lượng dư dd tạo ra 43,2 gam Ag. Cũng m gam hỗn hợp này tác dụng vừa hết với 8 gam trong dung dịch. Số mol glucozơ và fructozơ trong hỗn hợp này lần lượt là
A. 0,05 mol và 0,15 mol.
B. 0,10 mol và 0,15 mol.
C. 0,2 mol và 0,2 mol.
D. 0,05 mol và 0,35 mol.
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Fructozơ phản ứng được với những chất nào trong số các chất sau đây ?
(1) (Ni, ),
(2) ở nhiệt độ thường,
(3) ở nhiệt độ cao,
(4) ,
(5) dung dịch nước ,
(6) (, xt).
Cho các phản ứng sau:
1. glucozơ + →
2. glucozơ + →
3. Lên men glucozơ →
4. glucozơ + →
5. glucozơ + , có mặt piriđin →
6. glucozơ tác dụng với ở t thường →
Trong các phản ứng trên phản ứng mà glucozơ chỉ thể hiện tính khử là:
Cho sơ đồ chuyển hoá: Glucozơ → X → Y → . Hai chất X, Y lần lượt là
Tính lượng kết tủa bạc thu được khi tiến hành tráng gương hoàn toàn dd chứa 18g glucozơ. (Biết H = 85%)
Khi cho 36 g hỗn hợp X gồm gluczơ và fructozơ tác dụng với dung dịch dư thì thu được bao nhiêu g Ag?
Cho 100 ml dung dịch glucozơ chưa rõ nồng độ tác dụng với một lượng dư (hoặc ) trong dung dịch NH3 thu được 10,8 gam bạc kết tủa. Nồng độ mol của dung dịch glucozơ đã dùng là:
Đun nóng dung dịch chứa 9 gam glucozơ với dung dịch thì khối lượng bạc thu được tối đa là
Cho hỗn hợp 27g glucozo và 9g fructozo phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch /dung dịch dư, thu được m gam Ag. Giá trị của m là
Cho m gam glucozơ và fructozơ tác dụng với lượng dư dd tạo ra 10,8 gam Ag. Cũng m gam hỗn hợp này tác dụng vừa hết với 3,2 gam trong dung dịch. Số mol glucozơ và fructozơ trong hỗn hợp này lần lượt là
I. Tính chất vật lý và trạng thái tự nhiên
- Glucozơ là chất rắn, tinh thể không màu, dễ tan trong nước, có vị ngọt nhưng không ngọt bằng đường mía.
- Glucozơ có trong hầu hết các bộ phận của cây như lá, hoa, rễ,... và nhất là trong quả chín. Đặc biệt glucozơ có nhiều trong quả nho chín nên còn được gọi là đường nho.
Quả nho chín chứa nhiều glucozơ
- Trong mật ong có nhiều glucozơ (khoảng 30%). Glucozơ cũng có trong cơ thể người và động vật. Trong máu người có một lượng nhỏ glucozơ, hầu như không đổi (khoảng 0,1 %).
II. Cấu tạo phân tử
Glucozơ có công thức phân tử là C6H12O6. Để xác định cấu tạo của glucozơ người ta căn cứ vào các thí nghiệm sau:
- Glucozơ có phản ứng tráng bạc, khi tác dụng với nước brom tạo thành axit gluconic, chứng tỏ trong phân tử có nhóm CH=O.
- Glucozơ tác dụng với Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh lam, chứng tỏ phân tử glucozơ có nhiều nhóm OH ở vị trí kề nhau.
- Glucozơ tạo este chứa 5 gốc CH3COO, vậy trong phân tử có 5 nhóm OH. - Khử hoàn toàn glucozơ thì thu được hexan. Vậy 6 nguyên tử C của phân tử glucozơ tạo thành một mạch không nhánh.
⇒ Glucozơ là hợp chất tạp chức, ở dạng mạch hở phân tử có cấu tạo của anđehit và ancol 5 chức. Công thức cấu tạo dạng mạch hở như sau:
CH2OH–CHOH–CHOH–CHOH–CHOH–CH=O
Hoặc viết gọn là: CH2OH[CHOH]4CHO
- Trong thực tế, glucozơ tồn tại chủ yếu ở hai dạng mạch vòng: α – glucozơ và β – glucozơ.
III. Tính chất hóa học
Glucozơ có các tính chất của anđehit đơn chức và ancol đa chức (poli ancol).
1. Tính chất của ancol đa chức
a. Tác dụng với Cu(OH)2
Ở nhiệt độ thường, dung dịch glucozơ hòa tan Cu(OH)2 cho dung dịch phức đồng- glucozơ có màu xanh lam:
2C6H12O6 + Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu + 2H2O
phức đồng - glucozơ
→ Phản ứng này chứng minh glucozơ có nhiều nhóm OH ở vị trí kề nhau.
Phức đồng - glucozơ
b. Phản ứng tạo este
- Glucozơ có thể tạo este chứa 5 gốc axit axetic trong phân tử khi tham gia phản ứng với anhiđrit axetic, có mặt piriđin.
CH2OH(CHOH)4CHO + 5(CH3CO)2O → CH3COOCH2(CHOOCCH3)4CHO + 5CH3COOH
→ Phản ứng này dùng để chứng minh trong phân tử glucozơ có 5 nhóm OH.
2. Tính chất của anđehit
a. Oxi hóa glucozơ bằng dung dịch AgNO3/ NH3 (phản ứng tráng bạc).
- Dung dịch AgNO3 trong NH3 có thể oxi hóa glucozơ tạo thành muối amoni gluconat và bạc kim loại:
HOCH2[CHOH]4CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O HOCH2[CHOH]4COONH4 + 2Ag↓ + 2NH4NO3
Phản ứng tráng gương của glucozơ
b. Oxi hóa glucozơ bằng Cu(OH)2
- Trong môi trường kiềm, Cu(OH)2 oxi hoá glucozơ tạo thành muối natri gluconat, đồng(I) oxit và nước.
CH2OH[CHOH]4CHO + 2Cu(OH)2 + NaOH CH2OH[CHOH]4COONa + Cu2O (↓ đỏ gạch) + 3H2O
- Chú ý: Glucozơ có thể làm mất màu dung dịch brom:
CH2OH[CHOH]4CHO + Br2 + H2O → CH2OH[CHOH]4COOH+ 2HBr
c. Khử glucozơ bằng hiđro
- Khi dẫn khí hiđro vào dung dịch glucozơ đun nóng (xúc tác Ni), thu được một poliancol có tên là sobitol:
CH2OH[CHOH]4CHO + H2 CH2OH[CHOH]4CH2OH
Sobitol
3. Phản ứng lên men
Khi có enzim xúc tác, glucozơ trong dung dịch bị lên men cho ancol etylic và khí cacbonic :
C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2↑
IV. Điều chế, ứng dụng
1. Điều chế
Trong công nghiệp, glucozơ được điều chế bằng cách thủy phân tinh bột với xúc tác là HCl loãng hoặc enzim.
(C6H10O5)n + nH2O nC6H12O6
Ngoài ra cũng thủy phân xenlulozơ (trong vỏ bào, mùn cưa, … nhờ xúc tác HCl đặc) thành glucozơ để làm nguyên liệu sản xuất ancol etylic.
2. Ứng dụng
- Glucozơ là chất dinh dưỡng và được dùng làm thuốc tăng lực cho người già, trẻ em và người ốm.
- Trong công nghiệp. glucozơ được chuyển hóa từ saccarozơ để tráng gương, tráng ruột phích và là sản phẩm trung gian trong sản xuất ancol etylic từ các nguyên liệu có tinh bột và xenlulozơ.
V. Fructozơ
- Một trong các đồng phân của glucozơ có nhiều ứng dụng là fructozơ.
- Fructozơ có công thức cấu tạo dạng mạch hở là:
CH2OH - CHOH - CHOH - CHOH - CO - CH2OH.
a. Tính chất vật lí
- Fructozơ là chất rắn kết tinh, dễ tan trong nước, có vị ngọt hơn đường mía, có nhiều trong quả ngọt như dứa, xoài …
- Đặc biệt trong mật ong có tới 40% fructozơ làm cho mật ong có vị ngọt sắc.
b. Tính chất hóa học
- Tương tự glucozơ, fructozơ tác dụng với Cu(OH)2 cho dung dịch phức màu xanh lam (tính chất của ancol đa chức); cộng H2 cho poliancol (tính chất của nhóm cacbonyl).
- Tương tự glucozơ, fructozơ bị oxi hóa bởi dung dịch AgNO3/ NH3 và bởi Cu(OH)2 trong môi trường kiểm.
- Trong môi trường trung tính hoặc axit, fructozơ không thể hiện tính khử của anđehit, nhưng trong môi trường kiềm, fructozơ lại có tính chất này do có sự chuyển hóa giữa glucozơ và fructozơ.
Fructozơ Glucozơ
* Chú ý: Fructozơ không phản ứng được với dung dịch nước brom và không có phản ứng lên men