Chủ nhật, 24/11/2024
IMG-LOGO

Câu hỏi:

07/07/2024 463

Dung dịch đậm đặc của hợp chất nào sau đây được gọi là thủy tinh lỏng

A. Na2SiO3  K2SiO3

Đáp án chính xác

B. SiO2  K2SiO3

C. NaOH và Na2SiO3

D. KOH và K2SiO3

 Xem lời giải  Xem lý thuyết

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án A

Thủy tinh lỏng là dung dịch đậm đặc của Na2SiO3  K2SiO3

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Trong phòng thí nghiệm, người ta thường bảo quản dung dịch HF trong các bình làm bằng:

Xem đáp án » 27/08/2022 2,761

Câu 2:

Phản ứng nào chứng tỏ axit silixic yếu hơn axit cacbonic

Xem đáp án » 27/08/2022 1,869

Câu 3:

Số oxi hóa thấp nhất của silic thể hiện ở hợp chất nào sau đây

Xem đáp án » 27/08/2022 1,657

Câu 4:

Phản ứng dùng để khắc hình, khắc chữ lên thủy tinh là phản ứng giữa SiO2 với:

Xem đáp án » 27/08/2022 879

Câu 5:

Phản ứng hóa học nào sau đây không đúng

Xem đáp án » 27/08/2022 621

Câu 6:

Chọn phát biểu đúng

Xem đáp án » 27/08/2022 598

Câu 7:

Trong phản ứng hóa học nào sau đây silic đóng vai trò là chất oxi hóa

Xem đáp án » 27/08/2022 557

Câu 8:

Số oxi hóa cao nhất của silic thể hiện ở hợp chất nào sau đây

Xem đáp án » 27/08/2022 473

Câu 9:

Nguyên tố phổ biến thứ hai ở vỏ trái đất là

Xem đáp án » 27/08/2022 401

Câu 10:

Cặp chất nào sau đây không có phản ứng xảy ra

Xem đáp án » 27/08/2022 355

Câu 11:

Oxit axit nào sau đây khi tác dụng với nước không tạo thành axit

Xem đáp án » 27/08/2022 341

Câu 12:

Silic tác dụng với chất nào sau đây ở nhiệt độ thường

Xem đáp án » 27/08/2022 290

Câu 13:

Silic đioxit (SiO2) tan chậm trong dung dịch kiềm đặc, nóng, tan dễ trong dung dịch kiềm nóng chảy tạo thành silicat SiO2

Xem đáp án » 27/08/2022 273

Câu 14:

Dung dịch có thể hòa tan được SiO2

Xem đáp án » 27/08/2022 257

Câu 15:

Có các axit sau:  HCl, H2SiO3, H2CO3.Sắp xếp theo chiều tính axit tăng dần của 3 axit trên

Xem đáp án » 27/08/2022 226

LÝ THUYẾT

A. SILIC

Bài 17: Silic và hợp chất của silic (ảnh 1)

- Silic ở ô thứ 14, nhóm IVA, chu kì 3 của bảng tuần hoàn.

- Cấu hình electron nguyên tử Si: [Ne]3s^23p^2

- Nguyên tử Si có thể tạo được tối đa 4 liên kết cộng hóa trị với các nguyên tử khác.

I. Tính chất vật lý

- Silic có hai dạng thù hình: silic tinh thể và silic vô định hình.

+ Silic tinh thể có cấu trúc giống kim cương, màu xám, có ánh kim, có tính bán dẫn, nóng chảy ở 1420°C.

          + Silic vô định hình là chất bột màu nâu.

II. Tính chất hóa học

- Silic có các số oxi hóa: -4, 0, +2 và +4 (số oxi hóa +2 ít đặc trưng hơn).

- Trong các phản ứng hóa học, silic vừa thể hiện tính oxi hóa vừa thể hiện tính khử.

- Silic vô định hình hoạt động hơn silic tinh thể.

1. Tính khử

a) Tác dụng với phi kim

- Silic tác dụng trực tiếp với flo ở nhiệt độ thường; với clo, brom, iot, oxi khi đun nóng; với cacbon, nitơ, lưu huỳnh ở nhiệt độ rất cao.

Thí dụ:

 Bài 17: Silic và hợp chất của silic (ảnh 1)

b) Tác dụng với hợp chất

- Silic tác dụng tương đối mạnh với dung dịch kiềm, giải phóng khí hiđro.

- Phương trình hóa học:

         Bài 17: Silic và hợp chất của silic (ảnh 1)

2. Tính oxi hóa

- Ở nhiệt độ cao, silic tác dụng với các kim loại như canxi, magie, sắt tạo thành silixua kim loại.

Thí dụ:

Bài 17: Silic và hợp chất của silic (ảnh 1)

III. Trạng thái tự nhiên

- Silic là nguyên tố phổ biến thứ hai sau oxi, chiếm gần 29,5% khối lượng vỏ Trái Đất.

- Trong tự nhiên chỉ gặp silic dưới dạng các hợp chất, chủ yếu là cát (SiO2), các khoáng vật silicat và aluminosilicat như: cao lanh (Al2O3.2SiO2.2H2O), xecpentin (3MgO.2SiO2.2H2O), mica, đá xà vân, thạch anh, ...

Bài 17: Silic và hợp chất của silic (ảnh 1)

Hình 1: Một số khoáng vật chứa silic

IV. Ứng dụng và điều chế

1. Ứng dụng

    - Silic siêu tinh khiết là chất bán dẫn được dùng trong kĩ thuật vô tuyến và điện tử. Pin mặt trời chế tạo từ silic có khả năng chuyển năng lượng mặt trời thành điện năng, cung cấp cho các thiết bị trên tàu vũ trụ.

Bài 17: Silic và hợp chất của silic (ảnh 1)

Hình 2: Pin mặt trời

    - Trong luyện kim, hợp kim ferosilic được dùng để chế tạo thép chịu axit.

2. Điều chế

- Khử SiO2 ở nhiệt độ cao bằng các chất khử mạnh như magie, nhôm, cacbon.

Thí dụ:

          SiO2 +  2Mg  toSi + 2MgO

B. HỢP CHẤT CỦA SILIC

I. Silic đioxit

- SiO2 là chất ở dạng tinh thể, không tan trong nước.

- Tan chậm trong dung dịch kiềm đặc, nóng, tan dễ trong kiềm nóng chảy.

          SiO2 + 2NaOH to Na2SiO3 + H2O

- Tan được trong axit HF.

SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O

⇒ Dựa vào tính chất này, người ta dùng dung dịch HF để khắc chữ lên thủy tinh.

II. Axit silixic

    - H2SiO3 là chất ở dạng keo, không tan trong nước. Khi mất một phần nước tạo thành vật liệu xốp là silicagen. Dùng để hút hơi ẩm trong các thùng đựng hàng hóa.

Bài 17: Silic và hợp chất của silic (ảnh 1)

Hình 3: Silicagen

- Axit silixic là axit rất yếu, yếu hơn cả axit cacbonic nên bị đẩy ra khỏi dung dịch muối.

Na2SiO3 + CO2 + H2O → Na2CO3 + H2SiO3

III. Muối silicat

- Đa số các muối silicat đều không tan, chỉ có muối silicat của kim loại kiềm tan được trong nước.

- Dung dịch đậm đặc của Na2SiO3K2SiO3 được gọi là thủy tinh lỏng. Thủy tinh lỏng dùng tẩm vải hoặc gỗ để chống cháy, dùng để chế tạo keo dán thủy tinh và sứ.

Bài 17: Silic và hợp chất của silic (ảnh 1)

Hình 4: Thủy tinh lỏng

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »