Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO

Câu hỏi:

16/07/2024 234

Chỉ dùng 1 thuốc thử nào dưới đây có thể phân biệt được các chất benzen, stiren, etylbenzen?

A. dung dịch brom

B. dung dịch AgNO3/NH3

C. dung dịch KMnO4

Đáp án chính xác

D. dung dịch HNO3

 Xem lời giải  Xem lý thuyết

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Dùng KMnO4 để phân biệt 3 dung dịch trên

Benzen không làm mất màu dung dịch này ở mọi điều kiện
Etylbenzen không phản ứng với dung dịch này ở điều kiện thường, khi đun nóng làm mất màu thuốc tím:
7C6H5CH2CH3 + 18KMnO4 → 8C6H5COOK + 18MnO2 + 10KOH + 10H2O

Stiren phản ứng làm mất màu thuốc tím ở điều kiện thường:
3C6H5-CH=CH2 + 2KMnO4 + 4H2O → 3C6H5-CHOH-CH2OH + 2MnO2 + 2KOH

Đáp án cần chọn là: C

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

A xt, t0 toluen + 4H2 . Vậy A là

Xem đáp án » 27/08/2022 4,095

Câu 2:

Anken C4H8 có bao nhiêu đồng phân khi tác dụng với dung dịch HCl chỉ cho một sản phẩm hữu cơ duy nhất ?

Xem đáp án » 27/08/2022 1,760

Câu 3:

Ứng dụng nào benzen không

Xem đáp án » 27/08/2022 650

Câu 4:

Để phân biệt được các chất hex-1-in, toluen, benzen ta dùng 1 thuốc thử duy nhất là:

Xem đáp án » 27/08/2022 635

Câu 5:

Anken X có công thức cấu tạo: CH3–CH­2–C(CH3)=CH–CH3. Tên của X là

Xem đáp án » 27/08/2022 432

Câu 6:

Hiđrat hóa 2 anken chỉ tạo thành 2 ancol (rượu). Hai anken đó là:

Xem đáp án » 27/08/2022 420

Câu 7:

Cho các chất sau: CH2=CHCH2CH2CH=CH2; CH2=CHCH=CHCH2CH3; CH3C(CH3)=CHCH2; CH2=CHCH2CH=CH2; CH3CH2CH=CHCH2CH3; CH3C(CH3)=CHCH2CH3; CH3CH2C(CH3)=C(C2H5)CH(CH3)2; CH3CH=CHCH3

Số chất có đồng phân hình học là:

Xem đáp án » 27/08/2022 367

Câu 8:

Phản ứng nào sau đây không dùng để điều chế benzen?

Xem đáp án » 27/08/2022 307

Câu 9:

Áp dụng quy tắc Maccopnhicop vào trường hợp nào sau đây ?

Xem đáp án » 27/08/2022 272

Câu 10:

Đốt cháy hoàn toàn 6,72 lít (đktc) hỗn hợp gồm hai hiđrocacbon X và Y (MY > MX), thu được 11,2 lít khí CO2 (đktc) và 10,8 gam H2O. Công thức của X là:

Xem đáp án » 27/08/2022 269

Câu 11:

Hợp chất C5H10 mạch hở có bao nhiêu đồng phân cấu tạo ?

Xem đáp án » 27/08/2022 267

Câu 12:

Số đồng phân cấu tạo, mạch hở ứng với công thức phân tử C4H6 là:

Xem đáp án » 27/08/2022 251

Câu 13:

benzen + X H+ etylbenzen. Vậy X là

Xem đáp án » 27/08/2022 251

Câu 14:

Cho 3,36 lít khí hiđrocacbon X (đktc) phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 36 gam kết tủa. Công thức phân tử của X là:

Xem đáp án » 27/08/2022 233

LÝ THUYẾT

I. Dầu mỏ

- Dầu mỏ nằm trong túi dầu trong lòng đất. Túi dầu gồm 3 lớp:

          + Trên cùng là lớp khí được gọi là khí mỏ dầu.

          + Giữa là lớp dầu.

          + Dưới cùng là lớp nước và cặn.

Bài 37: Nguồn hiđrocacbon thiên nhiên (ảnh 1)

Hình 1: Sơ đồ cấu tạo mỏ dầu

1. Thành phần

Dầu mỏ là chất lỏng sánh, màu nâu đen, có mùi đặc trưng, nhẹ hơn nước, không tan trong nước. Bao gồm các nhóm chất sau:

- Nhóm ankan từ C1 đến C50.

- Nhóm xicloankan gổm chủ yếu xiclopentan, xiclohexan và các đồng đẳng của chúng.

- Nhóm hiđrocacbon thơm gồm benzen, toluen, xilen, naphtalen và các đồng đẳng của chúng.

Trong dầu mỏ còn có một lượng nhỏ các hợp chất hữu cơ chứa nitơ, oxi, lưu huỳnh và lượng rất nhỏ các chất vô cơ ở dạng hoà tan.

2. Khai thác

Muốn khai thác dầu, người ta khoan những giếng dầu. Khi khoan trúng lớp dầu lỏng, dầu sẽ tự phun lên do áp suất cao của khí dầu mỏ. Khi lượng dầu giảm, người ta phải dùng bơm hút dầu lên.

3. Chế biến

a) Chưng cất

Dầu mỏ được chưng cất ở áp suất thường trong những tháp cất liên tục (chưng cất phân đoạn). Quá trình này tách được những phân đoạn dầu mỏ có nhiệt độ sôi khác nhau. Các phân đoạn đó được đưa đi sử dụng hoặc chế biến tiếp.

Bài 37: Nguồn hiđrocacbon thiên nhiên (ảnh 1)

Hình 2: Sơ đồ chưng cất, chế hóa và ứng dụng của dầu mỏ

b) Chế biến hoá học

Để thu được nhiều xăng có chất lượng cao và nhiều nguyên liệu cho tổng hợp hoá học, người ta áp dụng các phương pháp crăckinh và rifominh.

- Crăckinh là quá trình “bẻ gãy” phân tử hiđrocacbon mạch dài để tạo thành các phân tử hiđrocacbon mạch ngắn hơn nhờ tác dụng của nhiệt hoặc của xúc tác và nhiệt.

- Rifominh là quá trình dùng xúc tác và nhiệt làm biến đổi cấu trúc của phân tử hiđrocacbon từ mạch cacbon không nhánh thành phân nhánh (đồng phân hoá), từ không thơm thành thơm.

4. Ứng dụng

- Từ dầu mỏ, sản xuất ra các loại nhiên liệu cho các động cơ, các nhà máy.

- Làm nguyên liệu cho các quá trình sản xuất hoá học.

II. Khí thiên nhiên và khí mỏ dầu

1. Thành phần

- Thành phần chủ yếu của khí thiên nhiên là metan, chiếm tới 95% thể tích. Phần còn lại là etan, propan, butan và một số chất khí vô cơ như nitơ, cacbon đioxit, hiđro sunfua, hiđro, ...

- Thành phần của khí mỏ dầu gần giống như khí thiên nhiên, nhưng hàm lượng metan thấp hơn (chỉ chiếm khoảng 50 - 70% thể tích), còn các thành phần ankan khác lại cao hơn.

2. Ứng dụng

- Dùng làm nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện.

⟹ Là nguồn nguyên liệu và nhiên liệu quan trọng

III. Than mỏ

- Than mỏ là phần còn lại của cây cỏ cổ đại đã bị biến hoá. Có ba loại than chính: than gầy, than mỡ và than nâu.

- Khí lò cốc là hỗn hợp của các chất dễ cháy. Thành phần của khí lò cốc phụ thuộc vào nguyên liệu ban đầu, nhưng hàm lượng trung bình các chất theo thành phần phần trăm về thể tích như sau:

Bài 37: Nguồn hiđrocacbon thiên nhiên (ảnh 1)

 Nhựa than đá là chất lỏng, có chứa nhiều hiđrocacbon thơm và phenol. Từ nhựa than đá người ta đã tách được nhiều chất có giá trị như benzen, toluen, phenol, naphtalen, ... còn lại là hắc ín.

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »