Hợp chất thơm X có CTPT . X có thể tác dụng với Na và NaOH. Số đồng phân X thỏa mãn là:
A. 3
B. 1
C. 2
D. 4
X có thể tác dụng với Na và NaOH nên X là phenol.
Vậy X có 3 đồng phân là: 2-metylphenol; 3-metylphenol; 4-metylphenol
Đáp án cần chọn là: A
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Cho các chất có công thức cấu tạo:
Chất nào không thuộc loại phenol?
Ảnh hưởng của nhóm -OH đến gốc trong phân tử phenol thể hiện qua phản ứng giữa phenol với
Phenol tác dụng với tất cả nhóm chất nào trong nhóm các chất sau?
Có 2 lọ dung dịch mất nhãn là etanol và phenol. Dùng hóa chất nào sau đây để nhận biết 2 lọ trên?
Vào năm 1832, phenol lần đầu tiên được tách ra từ nhựa than đá. Phenol rất độc. Khi con người ăn phải thức phẩm có chứa phenol có thể bị ngộ độc cấp, tiêu chảy, rối loạn ý thức, thậm chí tử vong. Phenol không có phản ứng với:
X và Y là 2 hợp chất hữu cơ thơm có công thức là , đều không làm mất màu dung dịch brom. X chỉ tác dụng với Na, không tác dụng với dung dịch NaOH, Y không tác dụng với Na và NaOH. Vậy X và Y lần lượt là
Nếu cho cùng một lượng chất tác dụng với Na hoặc với NaOH thì số mol X phản ứng bằng số mol NaOH và bằng số mol sinh ra. X là
I. Định nghĩa, phân loại
1. Định nghĩa
- Phenol là những hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm – OH liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon của vòng benzen.
- Ví dụ:
- Nhóm – OH liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon của vòng benzen được gọi là -OH phenol.
- Phenol đơn giản nhất là – OH, phân tử gồm 1 nhóm -OH liên kết với gốc phenyl.
2. Phân loại
Dựa theo số nhóm -OH trong phân tử, các phenol được phân loại thành:
+ Phenol đơn chức: Phân tử chỉ có 1 nhóm – OH phenol. Ví dụ:
+ Phenol đa chức: Phân tử có hai hay nhiều nhóm -OH phenol. Ví dụ:
II. Phenol
1. Cấu tạo
- Phenol có công thức phân tử O và có công thức cấu tạo OH hoặc:
2. Tính chất vật lý
- Ở điều kiện thường: phenol là chất rắn, không màu, nóng chảy ở 43C.
- Để lâu, phenol chuyển thành màu hồng do bị oxi hóa chậm trong không khí.
- Phenol rất độc, có thể gây bỏng da khi dính phải.
- Phenol tan ít trong nước lạnh, tan nhiều trong nước nóng và trong etanol.
3. Tính chất hóa học
Phenol có phản ứng thế nguyên tử H của nhóm – OH và có tính chất của vòng benzen.
a. Phản ứng thế nguyên tử hiđro của nhóm OH
- Tác dụng với kim loại kiềm:
- Tác dụng với bazơ:
⇒ Phenol có tính axit, tính axit của phenol rất yếu; dung dịch phenol không làm đổi màu quỳ tím.
Nhận xét: Vòng benzen đã làm tăng khả năng phản ứng của nguyên tử H thuộc nhóm -OH trong phân tử phenol so với ancol.
b. Phản ứng thế nguyên tử hiđro của vòng benzen
- Phản ứng với dung dịch brom:
- Phản ứng với dung dịch HN
⇒ Nguyên tử H của vòng benzen trong phân tử phenol dễ bị thay thế hơn nguyên tử H của vòng benzen trong các phân tử hiđrocacbon thơm. Đó là ảnh hưởng của nhóm -OH tới vòng benzen.
4. Điều chế
Trong công nghiệp phenol được điều chế từ cumen theo sơ đồ:
Ngoài ra, phenol cũng có thể được điều chế từ benzen theo sơ đồ:
5. Ứng dụng
Phenol là nguyên liệu sản xuất nhựa phenol – fomanđehit; nhựa ure – fomanđehit … Ngoài ra phenol còn được dùng để sản xuất phẩm nhuộm, thuốc nổ, chất diệt nấm mốc, chất diệt cỏ …