IMG-LOGO

Câu hỏi:

18/07/2024 4,573

Dãy  gồm các chất có nhiệt độ sôi tăng dần từ trái qua phải là

A. C2H6, C2H5OH, CH3CHO, CH3COOH

B. C2H6, CH3CHO, C2H5OH, CH3COOH

Đáp án chính xác

C. CH3CHO, C2H6 ,C2H5OH, CH3COOH

D. C2H6, CH3CHO, CH3COOH, C2H5OH

 Xem lời giải  Xem lý thuyết

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Chọn B

Với các chất có cùng số C thì nhiệt độ sôi: axit > ancol > anđehit > hiđro cacbon.

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Axit oxalic có vị chua của

Xem đáp án » 27/08/2022 7,466

Câu 2:

Đốt cháy hoàn toàn x mol axit cacboxylic E, thu được y mol CO2 và z mol H2O (với z = y – x). Cho x mol E tác dụng với NaHCO3 (dư) thu được y mol CO2 . Tên gọi của E là

Xem đáp án » 27/08/2022 7,076

Câu 3:

Axit malonic có công thức là

Xem đáp án » 27/08/2022 6,861

Câu 4:

Dung dịch axit axetic không phản ứng được với

Xem đáp án » 27/08/2022 6,773

Câu 5:

Cho các phản ứng sau ở điều kiện thích hợp:

(1) Lên men giấm bằng ancol etylic.

(2) Oxi hóa không hoàn toàn anđehit axetic.

(3) Oxi hóa không hoàn toàn butan.

(4) Cho metanol tác dụng với cacbon oxit.

Trong những phản ứng trên, số phản ứng tạo axit axetic là

Xem đáp án » 27/08/2022 4,679

Câu 6:

Axit acrylic (CH2=CH-COOH) không có khả năng phản ứng với dung dịch

Xem đáp án » 27/08/2022 3,511

Câu 7:

Số đồng phân axit ứng với công thức C4H8O2 

Xem đáp án » 27/08/2022 1,395

Câu 8:

Công thức chung của axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở là

Xem đáp án » 27/08/2022 828

Câu 9:

Hỗn hợp X gồm axit axetic, axit fomic và axit oxalic. Khi cho m gam X tác dụng với NaHCO3 (dư) thì thu được 15,68 lít khí CO2 (đktc). Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam X cần 8,96 lít khí O2 (đktc), thu được 35,2 gam CO2 và y mol H2O (đktc). Giá trị của y là

Xem đáp án » 27/08/2022 358

Câu 10:

Hóa hơi 15,52 gam hỗn hợp gồm một axit no đơn chức X và một axit no đa chức Y (số mol X lớn hơn số mol Y), thu được một thể tích hơi bằng thể tích của 5,6 gam N2 (đo trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Nếu đốt cháy toàn bộ hỗn hợp hai axit trên thì thu được 10,752 lít CO2 (đktc). Công thức cấu tạo của X, Y lần lượt là

Xem đáp án » 27/08/2022 317

Câu 11:

Trung hòa 3,88 gam hỗn hợp X gồm hai axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở bằng dung dịch NaOH, cô cạn toàn bộ dung dịch sau phản ứng thu được 5,2 gam muối khan. Nếu đốt cháy hoàn toàn 3,88 gam X thì thể tích oxi (đktc) cần dùng là

Xem đáp án » 27/08/2022 281

Câu 12:

Hỗn hợp Z gồm hai axit cacbocylic đơn chức X và Y (MX > MY)  có tổng khối lượng là 8,2 gam. Cho Z tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được dung dịch chưa 11,5 gam muối. Mặt khác, nếu cho Z tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 21,6 gam Ag. Công thức và phần trăm khối lượng của X trong Z là

Xem đáp án » 27/08/2022 248

Câu 13:

Hỗn hợp X chứa ba axit cacboxylic đều đơn chức, mạch hở, gồm một axit no và hai axit không no đều có một liên kết đôi (C=C). Cho m gam X tác dụng vừa đủ với 150 ml dung dịch NaOH 2M, thu được 25,56 gam hỗn hợp muối. Đốt cháy hoàn toàn m gam X, hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy bằng dung dịch NaOH dư, khối lượng dung dịch tăng thêm 40,08 gam. Tổng khối lượng của hai axit cacboxylic không no trong m gam X là

Xem đáp án » 27/08/2022 245

Câu 14:

Cho hỗn hợp X gồm hai axit cacboxylic no, mạch không phân nhánh. Đốt chày hoàn toàn 0,3 mol hỗn hợp X, thu được 11,2 lít khí CO2 (đktc). Nếu trung hòa 0,3 mol X thì cần dùng 500ml dung dịch NaOH 1M. Hai axit đó

Xem đáp án » 27/08/2022 240

Câu 15:

Hỗn hợp X gồm hai axit cacbocylic no, mạch hở Y và Z (phân tử khối của Y nhỏ hơn Z). Đốt cháy hoàn toàn a mol X, sau phản ứng thu được a mol H2O. Mặt khác, nếu cho a mol X tác dụng với lượng dư dung dịch NaHCO3, thì thu được 1,6a mol CO2. Thành phần phần trăm theo khối lượng của Y trong X là

Xem đáp án » 27/08/2022 239

LÝ THUYẾT

I. Định nghĩa, phân loại, danh pháp

1. Định nghĩa

- Axit cacboxylic là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm cacboxyl (-COOH) liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon hoặc nguyên tử hiđro.

- Ví dụ: H-COOH, C2H5COOH, HOOC-COOH

- Nhóm cacboxyl (-COOH) là nhóm chức của axit cacboxylic.

2. Phân loại

Dựa theo đặc điểm cấu tạo của gốc hiđrocacbon và số nhóm cacboxyl trong phân tử, các axit được chia thành:

- Axit no, đơn chức mạch hở, tổng quát (thường gặp):

CnH2n+1COOH (n ≥ 0) hay CmH2mO2 (m ≥ 1)

Ví dụ: H-COOH, C2H5COOH...

- Axit không no, đơn chức, mạch hở:

Ví dụ: CH2=CH-COOH,....

- Axit thơm, đơn chức:

Ví dụ: C6H5-COOH, CH3-C6H4-COOH,...

- Axit đa chức:

Ví dụ: HOOC-COOH, HOOC-CH2-COOH...

3. Danh pháp

a) Tên thường

Một số axit có tên thông thường liên quan đến nguồn gốc tìm ra chúng. Ví dụ:

Bài 45: Axit cacboxylic (ảnh 1)

b) Tên thay thế

Tên thay thế của các axit  no, đơn chức, mạch hở được xác định như sau:

+ Mạch chính của phân tử axit là mạch dài nhất, bắt đầu từ nhóm – COOH.

+ Mạch cacbon được đánh số bắt đầu từ nguyên tử cacbon của nhóm – COOH.

+ Tên thay thế =Axit + tên hiđrocacbon no tương ứng với mạch chính + oic.

Ví dụ: Bài 45: Axit cacboxylic (ảnh 1)

axit 4 – metylpentanoic

II. Đặc điểm cấu tạo

- Nhóm -COOH coi như được kết hợp bởi nhóm C = O và nhóm – OH.

- Liên kết O -H trong phân tử axit phân cực hơn liên kết O–H trong phân tử ancol, do đó nguyên tử H của nhóm COOH linh động hơn nguyên tử H của nhóm – OH ancol.

- Liên kết C- OH của nhóm cacboxyl phân cực mạnh hơn liên kết C – OH của ancol, phenol nên nhóm – OH của axit cacboxylic cũng dễ bị thay thế.

Bài 45: Axit cacboxylic (ảnh 1)

III. Tính chất vật lý

-Ở điều kiện thường các axit cacboxylic đều là những chất lỏng hoặc rắn.

- Nhiệt độ sôi tăng theo chiều tăng M và cao hơn các ancol có cùng M: nguyên nhân là do giữa các phân tử axit cacboxylic có liên kết hiđro bền hơn liên kết hidro giữa các phân tử ancol.

Bài 45: Axit cacboxylic (ảnh 1)

- Mỗi axit có vị riêng: axit axetic có vị giấm ăn, axit oxalic có vị chua của me …

IV. Tính chất hóa học

1.Tính axit

- Trong dung dịch, axit cacboxylic phân li thuận nghịch:

 CH3COOH ⇄ H+ + CH3COO-

Dung dịch axit cacboxylic làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ

- Tác dụng với bazơ, oxit bazơ tạo thành muối và nước. Ví dụ:

Bài 45: Axit cacboxylic (ảnh 1)

- Tác dụng với muối:

Bài 45: Axit cacboxylic (ảnh 1)

- Tác dụng với kim loại trước hiđro:

Bài 45: Axit cacboxylic (ảnh 1)

2. Phản ứng thế nhóm –OH

- Phản ứng giữa axit và ancol tạo thành este và nước được gọi là phản ứng este hóa.

- Tổng quát:

Bài 45: Axit cacboxylic (ảnh 1)

- Đặc điểm: phản ứng thuận nghịch, xúc tác H2SO4 đặc.

- Ví dụ:

Bài 45: Axit cacboxylic (ảnh 1)

V. Điều chế

1. Phương pháp lên men giấm (phương pháp cổ truyền sản xuất axit axetic)

Bài 45: Axit cacboxylic (ảnh 1)

2. Oxi hóa anđehit axetic:

Bài 45: Axit cacboxylic (ảnh 1)

3.Oxi hóa ankan:

Bài 45: Axit cacboxylic (ảnh 1)

4.Từ metanol:

Bài 45: Axit cacboxylic (ảnh 1)

Đây là phương pháp hiện đại để sản xuất axit axetic.

VI. Ứng dụng

Các axit hữu cơ có ứng dụng trong nhiều lĩnh vực: làm nguyên liệu cho công nghiệp mĩ phẩm, công nghiệp dệt, công nghiệp hóa học …

Bài 45: Axit cacboxylic (ảnh 1)

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »