A. Sự khác biệt về bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc giảm dần.
B. Sự chênh lệch kinh tế - xã hội giữa các dân tộc giảm dần.
C. Tiềm năng của từng vùng được khai thác hiệu quả hơn.
D. Địa bàn phân bố của các dân tộc ở nước ta có nhiều thay đổi.
Do sự khác biệt về quy mô dân số - nguồn lao động, trình độ phát triển kinh tế và sự phân bố tài nguyên thiên thiên giữa miền núi và đồng bằng:
- Miền núi tập trung nhiều tài nguyên thiên nhiên giàu có trong khi đó dân cư thưa thớt, chủ yếu dân tộc ít người có trình độ thấp -> chưa khai thác hết tiềm năng của vùng -> kinh tế chậm phát triển.
- Đồng bằng tập trung ít tài nguyên thiên nhiên nhưng có nguồn lao động dồi dào, chủ yếu dân tộc Kinh có trình độ cao, cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật tốt.
=> Cần thực hiện chính sách phân bố dân cư và lao động nhằm: Phân bố lại dân cư – lao động một cách hợp lí hơn giữa các vùng (ví dụ: chính sách chuyển cư di chuyển một số dân tộc ít người ở phía Bắc đến cư trú ở Tây Nguyên; một bộ phận dân cư ở đồng bằng lên miền núi sinh sống) à Từ đó sẽ khai thác tốt nhất các lợi thế về nguồn lao động và tài nguyên thiên nhiên ở mỗi vùng, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi giúp giảm chênh lệch về trình độ kinh tế giữa các dân tộc ít người với người Kinh.
Mặc dù có sự di chuyển địa bàn cư trú và nâng cao đời sống nhưng các dân tộc ở nước ta vẫn giữ được bản sắc văn hóa riêng của mình.
=> Nhận xét B, C, D đúng.
Nhận xét A. Sự khác biệt về bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc giảm dần là không đúng.
Đáp án: A.
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Duyên hải Nam Trung bộ và Nam bộ là địa bàn cư trú của các dân tộc
Các dân tộc ít người có số dân trên một triệu người ở nước ta, gồm:
Ở vùng thấp từ hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả là địa bàn cư trú chủ yếu của
Trên các vùng núi cao ở Trung du miền núi Bắc Bộ là địa bàn cư trú của dân tộc
1. Các dân tộc ở Việt Nam
a. Thành phần
Nước ta có 54 dân tộc, người Việt (Kinh) chiếm đa số (khoảng 86% dân số cả nước).
Biểu đồ cơ cấu dân tộc của nước ta năm 1999 (%)
Hình ảnh: Lớp học vùng cao
b. Đặc điểm
- Mỗi dân tộc có đặc trưng về văn hóa, thể hiện trong ngôn ngữ, trang phục, phong tục, tập quán,…
- Các dân tộc có trình độ phát triển kinh tế khác nhau, tất cả cùng chung sống đoàn kết, cùng xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
+ Người Việt:
Có nhiều kinh nghiệm trong thâm canh lúa nước.
Nhiều nghề thủ công đạt mức tinh xảo.
Lực lượng đông đảo trong các ngành kinh tế và khoa học- kĩ thuật.
+ Các dân tộc ít người:
Trình độ phát triển kinh tế khác nhau. Mỗi dân tộc có kinh nghiệm riêng trong sản xuất và đời sống.
Có kinh nghiệm trong trồng cây ăn quả, chăn nuôi, làm nghề thủ công.
+ Người Việt định cư nước ngoài:
Là một bộ phận của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Gián tiếp hoặc trực tiếp góp phần xây dựng đất nước.
2. Phân bố các dân tộc
2.1. Dân tộc kinh
Phân bố rộng khắp trên cả nước, tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng, trung du và ven biển.
2.2. Các dân tộc ít người
- Phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du.
- Có sự khác nhau về dân tộc và phân bố dân tộc giữa:
+ Trung du và miền núi Bắc bộ:
Vùng thấp: Tả ngạn sông Hồng: Tày, Nùng.
Hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả: Thái, Mường.
Từ 700 đến 1000m: Người Dao.
Trên núi cao: Người Mông.
+ Trường Sơn-Tây Nguyên:
Kon Tum và Gia Lai: Ê đê, Đắk Lắk, Gia rai.
Lâm Đồng: Cơ ho,…
+ Duyên hải cực Nam Trung bộ và Nam Bộ:
Người Chăm, Khơ me sống đan xen với người Việt.
Người Hoa sống chủ yếu ở các đô thị chủ yếu là thành phố Hồ Chí Minh.
Hiện nay, phân bố dân tộc đã có nhiều thay đổi. Nhờ cuộc vận động định canh, định cư gắn với xóa đói giảm nghèo mà tình trạng du canh, du cư của một số dân tộc vùng cao đã được hạn chế, đời sống các dân tộc được nâng lên, môi trường được cải thiện.
Hình ảnh: Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chụp ảnh lưu niệm với các đại biểu và cộng đồng các dân tộc
Dân tộc Mông canh tác trên ruộng bậc thang
Lễ trưởng thành của người Ê đê