Biểu đồ thể hiện cơ cấu sản phẩm trong nước phân theo thành phần kinh tế của Việt Nam
giai đoạn 2005 – 2014
Nhận xét nào sau đây không đúng
A. Thành phần kinh tế Nhà nước chiếm tỉ trọng khá cao và có còn biến động.
B. Thành phần kinh tế ngoài Nhà nước chiếm tỉ trọng lớn nhất và có xu hướng tăng.
C. Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ trọng thấp nhất và có xu hướng tăng.
D. Thành phần kinh tế Nhà nước có tỉ trọng cao hơn kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
- Thành phần kinh tế Nhà nước chiếm tỉ trọng khá cao (32,1% năm 2014) và giảm đều, liên tục (từ 38,4% xuống 32,1%).
=> Nhận xét A không đúng.
- Thành phần kinh tế ngoài Nhà nước chiếm tỉ trọng lớn nhất (49,3% năm 2014) và có xu hướng tăng (từ 45,5% lên 49,3%) => nhận xét B đúng
- Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ trọng thấp nhất (18,6% năm 2014) và có xu hướng tăng (từ 16% lên 18,6%) => nhận xét C đúng
- Thành phần kinh tế Nhà nước có tỉ trọng cao hơn kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (32,1% > 18,6%) nhưng thấp hơn kinh tế ngoài Nhà nước.(32,1% < 49,3%). => nhận xét D đúng
Chọn: A.
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Tỉ trọng của khu vực nông, lâm, ngư nghiệp trong cơ cấu GDP giảm và chiếm tỉ trọng thấp nhất chứng tỏ
Ý nào sau đây không phải là biểu hiện của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta?
Tỉ trọng khu vực nông – lâm – ngư nghiệp giảm, công nghiệp – xây dựng tăng chứng tỏ
Sau đổi mới, cơ cấu ngành kinh tế nước ta có sự chuyển dịch theo hướng
Nhận định nào sau đây không phải khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế nước ta?
Chính sách khuyến khích phát triển kinh tế nhiều thành phần có vai trò
Nguyên nhân dẫn tới sự chuyển dịch cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ ở nước ta là
1. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta trong thời kì đổi mới
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là nét đặc trưng của quá trình đổi mới, thể hiện ở ba mặt chủ yếu: chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu lãnh thổ.
- Chuyển dịch cơ cấu ngành:
+ Giảm tỉ trọng khu vực nông lâm ngư nghiệp.
+ Tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng.
+ Khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhưng còn biến động.
Biểu đồ chuyển dịch cơ cấu GDP từ năm 1990 đến năm 2002
- Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế: Từ nền kinh tế chủ yếu là khu vực Nhà nước và tập thể sang nền kinh tế nhiều thành phần.
- Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ:
+ Hình thành các vùng chuyên canh trong nông nghiệp, các lãnh thổ tập trung công nghiệp, dịch vụ, tạo nên các vùng kinh tế trọng điểm.
+ Trên cả nước đã hình thành 3 vùng kinh tế trọng điểm: Bắc Bộ, miền Trung và phía Nam.
Lược đồ các vùng kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm năm 2002
2. Những thành tựu và thách thức
* Thành tựu:
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng nhanh và khá vững chắc.
+ Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực.
+ Hội nhập nền kinh tế khu vực và toàn cầu diễn ra nhanh chóng.
* Thách thức:
- Trong nước:
+ Hạn chế về vấn đề việc làm, phát triển văn hóa, y tế, xóa đói giảm nghèo…, đặc biệt đời sống nhân dân ở vùng núi.
+ Ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên.
+ Chênh lệch về kinh tế giữa các vùng miền còn lớn.
- Trên thế giới:
+ Biến động thị trường thế giới và khu vực.
+ Các thách thức khi tham gia AFTA, WTO,…: cạnh tranh gay gắt, chênh lệch trình độ kinh tế.
⇒ Nước ta cần nỗ lực đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất, tận dụng cơ hội và vượt qua thử thách.