Đâu không phải là thế mạnh nổi bật về ngành công nghiệp của Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Thủy điện.
B. Khai khoáng.
C. Nhiệt điện.
D. Hóa chất.
Trung du miền núi Bắc Bộ có:
Nguồn thủy năng sông suối lớn => phát triển mạnh ngành thủy điện. Các nhà máy thủy điện lớn nhất là Sơn La, Hòa Bình….
Nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú: Sắt, đồng, chì, mangan, thiếc,… => phát triển ngành công nghiệp khai khoáng.
Nguồn than dồi dào => cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy nhiệt điện. Các nhà máy nhiệt điện lớn như Uông Bí, Phả Lại,..
Trung du và miền núi Bắc Bộ không giàu tài nguyên khoáng sản phi kim loại nên ngành công nghiệp hóa chất không phải thế mạnh của vùng.
Chọn: D.
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Các loại khoáng sản nhiên liệu là cơ sở để phát triển ngành công nghiệp nào sau đây?
Khoáng sản phi kim loại là cơ sở để phát triển ngành công nghiệp
Trung du và miền núi Bắc Bộ nước ta có thế mạnh nổi bật về ngành công nghiệp nào sau đây?
Đặc điểm thuận lợi của tài nguyên khoáng sản nước ta để phát triển công nghiệp?
Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta trở nên đa dạng và linh hoạt hơn là do
Ngành nông nghiệp cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp nào phát triển?
Khó khăn về lao động nước ta đối với sự phát triển công nghiệp là
Đặc điểm nào sau đây của tài nguyên khoáng sản là cơ sở để nước ta phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm?
Việc tạo ra các thế mạnh công nghiệp khác nhau của từng vùng trên lãnh thổ nước ta là do
Ngành kinh tế nào sau đây có quan hệ chặt chẽ với công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm?
Thế mạnh chính của lao động nước ta tạo thuận lợi cho phát triển công nghiệp là
Các mặt hàng công nghiệp nước ta xuất sang các nước còn hạn chế về
1. Các nhân tố tự nhiên
Các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng quan trọng đến phát triển và phân bố sản xuất công nghiệp:
- Tài nguyên thiên nhiên đa dạng, tạo cơ sở để phát triển cơ cấu công nghiệp đa ngành.
- Các nguồn tài nguyên có trữ lượng lớn là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.
+ Khoáng sản phong phú: nhiên liệu (than, dầu khí), kim loại (sắt, thiếc..), phi kim loại (apaatit. pirit), vật liệu xây dựng (sét, đá vôi) thuận lợi phát triển công nghiệp năng lượng, luyện kim, hóa chất, vật liệu xây dựng.
+ Nguồn thủy năng có trữ lượng lớn → phát triển thủy điện.
+ Tài nguyên đất, nước, khí hậu, sinh vật thuận lợi cho sự phát triển nông – lâm – ngư nghiệp cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
⇒ Sự phân bố tài nguyên trên lãnh thổ tạo các thế mạnh khác nhau của các vùng.
+ Trung du miền núi Bắc Bộ nổi bật với công nghiệp khai khoáng, năng lượng…
+ Đông Nam Bộ khai thác dầu khí.
2. Các nhân tố kinh tế - xã hội
Các nhân tố kinh tế - xã hội quyết định đến sự phát triển và phân bố công nghiệp:
a. Dân cư và lao động
- Dân số đông → thị trường tiêu thụ lớn; thu nhập tăng và chất luợng cuộc sống được nâng cao nên → sức mua đang tăng lên.
- Nguồn lao động dồi dào, có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật → Điều kiện để phát triển các ngành công nghiệp cần nhiều lao động và công nghệ cao, thu hút đầu tư nước ngoài.
b. Cơ sở vật chất – kĩ thuật trong công nghiệp và cơ sở hạ tầng
+ Trình độ công nghệ còn thấp.
+ Cơ sở vật chất kĩ thuật chưa đồng bộ và chỉ phân bố tập trung ở một số vùng.
- Cơ sở hạ tầng, giao thông, bưu chính, điện năng đang từng bước được cải thiện.
c. Chính sách phát triển công nghiệp
- Thay đổi qua các thời kì lịch sử, ảnh hưởng lâu dài tới sự phát triển và phân bố công nghiệp.
- Hiện nay, gắn liền với kinh tế nhiều thành phần, thu hút đầu tư trong và ngoài nước; khuyến khích đầu tư nước ngoài; đổi mới cơ chế quản lí kinh tế và chính sách kinh tế đối ngoại.
d. Thị trường
- Thị trường trong nước khá rộng lớn, nhưng đang bị cạnh tranh quyết liệt bởi hàng ngoại nhập.
- Nước ta có những lợi thế nhất định trong xuất khẩu sang thị trường các nước phát triển, nhưng còn hạn chế về mẫu mã, chất lượng.
- Sức ép của thị trường đã và đang làm cho cơ cấu công nghiệp trở nên đa dạng, linh hoạt hơn.