Trong ngành công nghiệp, TP Hồ Chí Minh và Hà Nội được coi là
A. hai trung tâm công nghiệp có quy mô nhỏ.
B. hai trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta.
C. hai trung tâm công nghiệp lớn nhất miền Bắc.
D. hai trung tâm công nghiệp lớn nhất miền Nam.
TP TP Hồ Chí Minh và Hà Nội là hai trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta.
Chọn: B.
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Ngành công nghiệp nào sau đây chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp nước ta?
Ngành công nghiệp dệt may phát triển dựa trên ưu thế nào sau đây?
Các mỏ dầu khí của nước ta được phát hiện và khai thác chủ yếu ở
Nước ta có điều kiện thuận lợi nào sau đây để phát triển ngành nhiệt điện?
Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm phân bố rộng khắp cả nước, nguyên nhân chủ yếu do
Sản lượng than sạch, dầu thô và điện của nước ta giai đoạn 2005 – 2014
Nhận xét nào dưới đây là đúng?
Nhận định nào sau đây không phải đặc điểm của ngành công nghiệp trọng điểm nước ta?
Để phát triển công nghiệp hóa, ngành công nghiệp nào sau đây cần đi trước một bước so với các ngành khác?
Các nhà máy thủy điện nước ta phân bố chủ yếu ở miền núi do nguyên nhân nào sau đây?
Sản lượng điện nước ta tăng nhanh không phải do nguyên nhân nào sau đây?
Nguyên nhân nào sau đây không làm cho ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp?
1. Cơ cấu ngành công nghiệp
- Hệ thống công nghiệp bao gồm: các cơ sở nhà nước, ngoài nhà nước và các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài.
- Cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng, một số ngành công nghiệp trọng điểm đã được hình thành.
Biểu đồ tỉ trọng của các ngành công nghiệp trọng điểm trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp năm 2002 (%)
- Khái niệm ngành trọng điểm: là những ngành chiếm tỉ trọng cao trong giá trị sản lượng công nghiệp, phát triển dựa trên thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động. Bao gồm: khai thác nhiên liệu, điện, cơ khí, điện tử, hóa chất, vật liệu xây dựng, chế biến lương thực thực phẩm, dệt may…
2. Các ngành công nghiệp trọng điểm
a. Công nghiệp khai thác nhiên liệu
- Khai thác than:
+ Sản lượng khai thác: 15 – 20 triệu tấn/năm.
+ Hình thức khai thác: Chủ yếu khai thác lộ thiên, còn lại là khai thác hầm lò.
+ Phân bố: chủ yếu ở Quảng Ninh.
+ Mục đích: Phục vụ đời sống, công nghiệp (nhiệt điện, phân bón,..), xuất khẩu.
- Khai thác dầu khí:
+ Sản lượng khai thác: Đã khai thác hàng trăm triệu tấn và hàng tỉ m3 khí.
+ Phân bố: ở thềm lục địa phía Nam.
+ Mục đích: Nhiệt điện, hóa lọc dầu, là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta.
Lược đồ công nghiệp khai thác nhiên liệu và công nghiệp điện, năm 2002
b. Công nghiệp điện
- Sản lượng: tăng lên nhanh. Mỗi năm sản xuất trên 40 tỉ kWh.
- Phân loại: Thủy điện và nhiệt điện
+ Các nhà máy thủy điện lớn: Sơn La (công suất lớn nhất: 2400 MW), Hòa Bình, Y-a-ly, Trị An,..
+ Nhà máy nhiệt điện chạy bằng khí (Phú Mỹ) và chạy bằng than (Phả Lại).
Lược đồ các trung tâm công nghiệp tiêu biểu của Việt Nam, năm 2002
c. Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm
- Tỉ trọng: lớn nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp.
- Các phân ngành chính:
+ Chế biến sản phẩm trồng trọt.
+ Chế biến sản phẩm chăn nuôi.
+ Chế biến thủy sản.
- Phân bố: rộng khắp cả nước, tập trung nhất ở TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Biên Hòa, Đà Nẵng.
d. Công nghiệp dệt may
- Là ngành sản xuất hàng tiêu dùng quan trọng, dựa trên ưu thế về nguồn lao động rẻ.
- Là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta.
- Phân bố: Các trung tâm dệt may lớn nhất: TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Nam Định…
3. Các trung tâm công nghiệp lớn
- Vùng công nghiệp: 6 vùng. Hai vùng tập trung công nghiệp lớn nhất cả nước là Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Hồng.
- Trung tâm công nghiệp: Lớn nhất cả nước là Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.
- Công nghiệp phát triển mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa đất nước.