Hoạt động dịch vụ tập trung ở thành phố lớn và thị xã nhiều hơn ở khu vực nông thôn do
A. Dân cư tập trung và kinh tế phát triển.
B. Giao thông vận tải phát triển hơn.
C. Thu nhập bình quân đầu người cao hơn.
D. Hệ thống thông tin liên lạc phát triển.
Nguyên nhân chủ yếu các hoạt động dịch vụ tập trung ở thành phố lớn và thị xã nhiều hơn ở khu vực nông thôn là do ở khu vực này có dân cư tập trung đông và kinh tế phát triển hơn khu vực nông thôn.
Đáp án: A.
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Trong cơ cấu GDP các ngành dịch vụ, chiếm tỷ trọng lớn nhất là
Sự phân bố của dịch vụ phụ thuộc nhiều yếu tố, nhưng quan trọng nhất là
Việc nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ phải dựa trên cơ sở chủ yếu nào sau đây?
Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm dịch vụ lớn nhất ở nước ta không biểu hiện ở đặc điểm
Các hoạt động dịch vụ tập trung nhiều nhất ở khu vực nào sau đây?
Nhóm ngành dịch vụ nào sau đây có tỉ trọng GDP lớn nhất ở nước ta năm 2002?
BIỂU ĐỒ CƠ CẤU GDP CỦA CÁC NGÀNH DỊCH VỤ, NĂM 2002 (%)
Cho biểu đồ:
BIỂU ĐỒ CƠ CẤU GDP CỦA CÁC NGÀNH DỊCH VỤ, NĂM 2002 (%)
Ngành dịch vụ nào sau đây có tỉ trọng GDP lớn nhất ở nước ta năm 2002?
1. Cơ cấu và vai trò của dịch vụ trong nền kinh tế
a. Cơ cấu ngành dịch vụ
- Khái niệm: là các hoạt dộng đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của con người.
- Dịch vụ bao gồm một tập hợp các hoạt động kinh tế, rất rộng lớn và phức tạp.
- Cơ cấu đa dạng, gồm 3 nhóm ngành:
+ Dịch vụ tiêu dùng: thương nghiệp, dịch vụ sửa chữa, khách sạn, nhà hàng, dịch vụ cá nhân...
+ Dịch vụ sản xuất: giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, tài chính tín dụng, kinh doanh tài sản, tư vấn.
+ Dịch vụ công cộng: khoa học giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao, quản lí nhà nước, đoàn thể và bảo hiểm.
Biểu đồ cơ cấu GDP của các ngành dịch vụ, năm 2002 (%)
b. Vai trò của dịch vụ trong sản xuất và đời sống
+ Dịch vụ thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
+ Tạo ra mối liên hệ giữa các ngành sản xuất, giữa các vùng trong nước và giữa nước ta với nước ngoài.
- Tạo nhiều việc làm, góp phần quan trọng nâng cao đời sống nhân dân và đem lại nguồn thu nhập lớn cho nền kinh tế.
2. Đặc điểm phát triển và phân bố các ngành dịch vụ ở nước ta
a. Đặc điểm phát triển
- Dịch vụ nước ta chưa phát triển mạnh so với các nước trong khu vực chiếm khỏang 25% lao động, 38,5% trong cơ cấu GDP (năm 2002).
- Dịch vụ nước ta phát triển khá nhanh và có nhiều cơ hội vươn lên. Phát triển nhất là ngành dịch vụ tiêu dùng.
- Thu hút nhiều đầu tư nước ngoài vào các hoạt động dịch vụ như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, y tế, du lịch…
⇒ Nhờ chính sách mở cửa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Vấn đề đặt ra:
+ Nâng cao trình độ công nghệ.
+ Đào tạo lao động lành nghề.
+ Xây dựng cơ sở hạ tầng kĩ thuật hiện đại.
b. Đặc điểm phân bố
- Nhân tố ảnh hưởng: phân bố dân cư và sự phát triển sản xuất.
- Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm dịch vụ lớn nhất và đa dạng nhất ở nước ta.