Đường sắt Thống Nhất nối liền các tỉnh thành nào sau đây?
A. Hà Nội – Hải Phòng.
B. Hà Nội – TP. Hồ Chí Minh.
C. Hà Nội – Lào Cai.
D. Hà Nội – Huế.
Đường sắt thống Nhất đi qua nhiều tỉnh thành nối liền Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.
Đáp án: B.
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Ở nước ta hiện nay, đã phát triển bao nhiêu loại hình giao thông vận tải?
Ở nước ta, loại hình bưu chính viễn thông nào phát triển nhanh nhất hiện nay?
Việt Nam là nước có tốc độ phát triển điện thoại đứng thứ mấy trên thế giới?
Cho bảng số liệu sau:
CƠ CẤU KHỐI LƯỢNG HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN PHÂN THEO CÁC LOẠI HÌNH VẬN TẢI (%)
Cho biết, khối lượng vận chuyển hàng hoá bằng loại hình giao thông vận tải nào thấp hơn cả?
Cho bảng số liệu sau:
CƠ CẤU KHỐI LƯỢNG HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN PHÂN THEO CÁC LOẠI HÌNH VẬN TẢI (%)
Cho biết, khối lượng vận chuyển hàng hoá bằng loại hình giao thông vận tải nào nhiều nhất?
1. Giao thông vận tải.
a. Ý nghĩa
- Có ý nghĩa quan trọng đối với mọi ngành kinh tế, thực hiện các mối liên hệ kinh tế trong nước và ngoài nước.
- Thúc đẩy sự phát triển kinh tế các vùng miền núi khó khăn, nâng cao đời sống nhân dân.
b. Các loại hình giao thông vận tải
Cơ cấu khối lượng hàng hóa vận chuyển phân theo các loại hình vận tải (%)
(không kể vận tải bằng đường ống)
* Đường bộ:
- Là phương tiện vân tải chủ yếu: chuyên chở được nhiều hàng hóa và hành khách nhất.
- Phần lớn các tuyến đường giao thông phát triển theo hai hướng chính: Bắc - Nam và Đông –Tây.
+ Hai tuyến đường Bắc - Nam quan trọng nhất là: Quốc lộ 1A chạy từ Lạng Sơn đến Cà Mau và đường Hồ Chí Minh.
+ Các tuyến đường Đông - Tây: quốc lộ 5, quốc lộ 18, quốc lộ 22..
- Các tuyến đường giao thông đang được nâng cấp và mở rộng.
* Đường sắt:
- Quan trọng nhất là đường sắt Thống Nhất nối liền hai miền Nam – Bắc với tổng chiều dài 2632 km.
Đường sắt Thống Nhất cùng với quốc lộ 1A làm thành trục xương sống của giao thông nước ta.
- Các tuyến đường còn lại: Hà Nội – Lào Cai, Hà Nội – Đồng Đăng (Lạng Sơn), Hà Nội – Quảng Ninh, Hà Nội – Thái Nguyên.
* Đường sông:
- Mới được khai thác ở mức độ thấp.
- Tập trung ở lưu vực vận tải sông Cửu Long (4500 km) và lưu vực vận tải sông Hồng (2500 km).
*Đường biển
- Gồm vận tải ven biển và vận tải biển quốc tế.
- Vận tải biển quốc tế phát triển mạnh nhờ mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại.
- Ba cảng biển lớn nhất: Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn.
* Đường hàng không:
- Được hiện đại hoá, mở rộng mạng lưới quốc tế và nội địa.
- Ba đầu mối chính là: Hà Nội (Nội Bài), Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh (Tân Sơn Nhất).
- Mạng lưới quốc tế mở rộng, kết nối với các khu vực: châu Á, châu Âu, Bắc Mĩ, Ô-xtrây-li-a.
* Đường ống:
Đang ngày càng phát triển, gắn với sự phát triển của ngành dầu khí.
Lược đồ mạng lưới giao thông, năm 2002
Cầu Mỹ Thuận bắc qua sông Tiền
2. Bưu chính viễn thông
- Vai trò: góp phần đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp, nhanh chóng hội nhập với nền kinh tế thế giới.
* Bưu chính:
- Mạng bưu cục được mở rộng và nâng cấp.
- Nhiều dịch vụ mới với chất lượng cao ra đời: chuyển phát nhanh, điện hoa…
*Viễn thông:
Biểu đồ mật độ Điện thoại cố định (số máy/100 dân)
- Tốc độ phát triển điện thoại đứng thứ 2 thế giới.
- Năng lực viễn thông quốc tế và liên tỉnh được mở rộng: nước ta có 6 trạm vệ tinh, 3 tuyến cáp quang biển quốc tế, hòa mạng Internet vào cuối năm 1997.