Các dân tộc ít người ở Tây Bắc chủ yếu là
A. Tày, Nùng, Hoa, Chăm.
B. Thái, Mường, Dao, Mông.
C. Gia-rai, Cơ-ho, Ê-đê, Mạ.
D. Ê - đê, Dao, Giáy, Lự.
Các dân tộc ít người ở Tây Bắc chủ yếu là Thái, Mường, Dao, Mông,…
Đáp án: B.
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Về mùa đông khu vực Đông Bắc lạnh hơn Tây Bắc là do tác động của
Khoáng sản nào sau đâycó trữ lượng lớn nhất vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
Đặc điểm nào sau đây không phải của Trung du và miền núi Bắc Bộ?
Về mặt tự nhiên, Trung du và miền núi Bắc Bộ có đặc điểm nào sau đây?
Tỉnh nào sau đây của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có vị trí "tiếp giáp Trung Quốc, vịnh Bắc Bộ, và Đồng bằng sông Hồng"?
Cho bảng số liệu:
MỘT SỐ TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN DÂN CƯ, XÃ HỘI Ở TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ
(ĐÔNG BẮC, TÂY BẮC) VÀ CẢ NƯỚC, NĂM 1999
Những chỉ số phát triển nào sau đây ở Tây Bắc cao hơn Đông Bắc?
1. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ
- Khái quát chung:
+ Diện tích lớn nhất nước ta (30,7 % diện tích cả nước năm 2002).
+ Dân số trên 12 triệu người (14,4% dân số cả nước năm 2002).
- Các tỉnh, thành phố:
+ 4 tỉnh Tây Bắc: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình.
+ 11 tỉnh Đông Bắc: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ,Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Bắc Giang và Quảng Ninh.
- Vị trí tiếp giáp:
+ Giáp Thượng Lào, Nam Trung Quốc. → Có ý nghĩa về an ninh quốc phòng và giao lưu kinh tế).
+ Đồng bằng Sông Hồng, Bắc Trung Bộ. → Tạo điều kiện để giao lưu về kinhh tế - xã hội).
+ Vịnh Bắc Bộ → Phát triển kinh tế biển.
2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Lược đồ tự nhiên vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
a. Thuận lợi
- Địa hình có sự phân hóa rõ rệt:
+ Núi cao, cắt xẻ mạnh ở phía bắc và địa hình núi trung bình ở phía đông bắc.
+ Vùng đồi bát úp xen cánh đồng thung lũng bằng phẳng ở vùng trung du Bắc Bộ.
→ Phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp, xây dựng các khu công nghiệp và đô thị.
- Khí hậu nhiệt đới ẩm, có mùa đông lạnh → cơ cấu cây trồng đa dạng gồm cây nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới.
- Khoáng sản: giàu có, đa dạng nhất cả nước, nhiều loại có trữ lượng lớn. → phát triển công nghiệp khai khoáng.
- Sông ngòi: Nhiều sông lớn, có trữ lượng thủy điện dồi dào. → phát triển thủy điện
- Đất đai đa dạng, gồm đất feralit đồi núi và đất phù sa. → Thuận lợi trồng cây công nghiệp.
- Vùng biển Quảng Ninh thuận lợi cho phát triển tổng hợp kinh tế biển (du lịch, đánh bắt nuôi trồng thủy sản, vận tải biển,…).
- Giữa ĐB và TB có những đặc điểm riêng về điều kiện tự nhiên và thế mạnh kinh tế.
Điều kiện tự nhiên và thế mạnh kihh tế ở Trung du và miền núi Bắc Bộ
b. Khó khăn
- Địa hình bị chia cắt, thời tiết diễn biến thất thường, gây trở ngại cho giao thông vận tải, sản xuất và đời sống.
- Khoáng sản có trữ lượng nhỏ và điều kiện khai thác phức tạp.
- Xói mòn đất, sạt lở đất, lũ quét…do nạn chặt phá rừng bừa bãi.
3. Đặc điểm dân cư xã hội
* Đặc điểm:
- Số dân: Khoảng 12 triệu người, chiếm 14% DS cả nước. ( Năm 2016).
- Thành phần: là địa bàn cư trú xen kẽ của nhiều DT ít người:
+ Tây bắc: Thái, Mường, Dao, Mông…..
+ Đông bắc: Tày, Nùng, Dao, Mông...
+ Người Kinh cư trú ở hầu hết các địa phương.
- Trình độ phát triển kinh tế:
+ Đồng bào các DT có rất nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm nghiệp gắn vơi địa hình đồi núi.
+ Trình độ dân cư, xã hội có sự chênh lệch giữa Đông Bắc và Tây Bắc
+ Đời sống đồng bào các dân tộc bước đầu được cải thiện nhờ công cuộc Đổi mới.
Ruộng bậc thang ở miền núi Bắc Bộ
Một số tiêu chí phát triển dân cư, xã hội ở Trung du và miền núi Bắc Bộ (Đông Bắc, Tây Bắc) và cả nước, năm 1999