Than đá trong vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ khai thác không nhằm mục đích nào sau đây?
A. Nhiên liệu nhiệt điện.
B. Phục vụ xuất khẩu.
C. Tiêu dùng trong nước.
D. Chế tạo trang sức.
Than đá trong vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ khai thác nhằm mục đích làm nhiên liệu nhiệt điện, tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Đáp án: D.
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Cây công nghiệp lâu năm quan trọng nhất ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là
Những thế mạnh kinh tế quan trọng hàng đầu của Trung du và miền núi Bắc Bộ là
Loài gia súc nào của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ chiếm tỉ trọng cao nhất so với cả nước?
Di sản thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là
Các trung tâm kinh tế quan trọng ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là:
Tính đa dạng về cơ cấu sản phẩm nông nghiệp của Trung du và miền núi Bắc Bộ thể hiện chủ yếu ở chỗ có thể trồng
Trong số các nhà máy điện đã và đang xây dựng của vùng Trung du vù miền núi Bắc Bộ, nhà máy nào sau đây là nhiệt điện?
Loại nhiên liệu sử dụng cho các nhà máy nhiệt điện ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là
1. Tình hình phát triển kinh tế
Lược đồ kinh tế vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
1.1 Công nghiệp
- Công nghiệp năng lượng:
+ Điều kiện phát triển: nguồn thuỷ năng dồi dào và nguồn than phong phú.
+ Các nhà máy điện chủ yếu: thủy điện Hòa Bình, Sơn La trên sông Đà, thủy điện Tuyên Quang trên sông Chảy, nhiệt điện Phả Lại và Uông Bí…
- Khai thác khoáng sản:
+ Điều kiện phát triển: phát triển nhờ nguồn tài nguyên khoáng sản giàu có, gồm cả kim loại đen, kim loại màu, phi kim loại và vật liệu xây dựng.
+ Hiện nay đang tiến hành khai thác nhiều mỏ khóang sản có giá trị.
Đập thủy điện Hòa Bình trên sông Đà
- Chế biến thực phẩm:
+ Điều kiện phát triển: trên cơ sở sử dụng nguyên liệu dồi dào tại chỗ từ nông – lâm – ngư nghiệp.
+ Ngày càng phát triển: chế biến chè, đặc sản, hồi quế khô, sữa bò,…
- Chế biến lâm sản, sản xuất xi măng, thủ công mĩ nghệ trên cơ sở sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ.
⇒ Nhìn chung công nghiệp của vùng phân bố chủ yếu ở Đông Bắc.
1.2. Nông nghiệp
a. Trồng trọt
- Điều kiện phát triển:
+ Đất feralit.
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.
- Khó khăn:
+ Sương muối.
+ Thị trường chưa ổn định.
+ Thiếu quy hoạch trong phát triển một số cây trồng.
+ Công nghiệp chế biến chưa phát triển,...
- Tình hình phát triển: Cơ cấu sản phẩm nông nghiệp đa dạng (nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới)
+ Cây lương thực: lúa, ngô là cây lương thực chính. Lúa chủ yếu được trồng ở các cánh đồng giữa núi như: Mường Thanh (Điện Biên), Bình Lư (Lai Châu), Văn Chấn (Yên Bái),… Ngô được trồng nhiều trên nương rẫy.
+ Cây công nghiệp: chè (Thái Nguyên, Sơn La, Phú Thọ, Yên Bái, Hà Giang, Lạng Sơn), hồi (Lạng Sơn), cây dược liệu. Cây chè chiếm tỷ trọng lớn về diện tích và sản lượng so với cả nước.
+ Cây ăn quả: mận, mơ, lê, đào, vải… ở Sơn La, Bắc Giang,…
+ Nghề rừng: chủ yếu phát triển theo hướng nông-lâm kết hợp.
- Do điều kiện tự nhiên của vùng nhiều đồi núi nên thế mạnh chính trong nông nghiệp của vùng là trồng cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn.
b. Chăn nuôi
- Điều kiện phát triển:
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
+ Nhân dân có kinh nghiệm.
+ Vùng biển Quảng Ninh rộng.
+ Nguồn thức ăn ngày càng phong phú.
- Khó khăn:
+ Sương muối, giá rét.
+ Công nghiệp chế biến chưa phát triển
- Tình hình phát triển:
+ Đàn trâu (57,3%), lợn (22%) so với cả nước (năm 2002).
+ Nuôi trồng, khai thác thủy hải sản phát triển mạnh ở Quảng Ninh.
1.3. Dịch vụ
a. Giao thông vận tải
- Điều kiện phát triển:
+ Vị trí ĐL mang tính chiến lược.
+ Có vùng biển Quảng Ninh và các cửa khẩu là cửa ngõ.
- Khó khăn: Địa hình chủ yếu là đồi núi.
- Tình hình phát triển: Hoạt động mạnh với nhiều tuyến đường bộ, sắt, thủy nối liền với ĐBSH, TQ và thượng Lào.
b. Thương mại
- Điều kiện phát triển: Tiếp giáp Đồng bằng sông Hồng, Lào, Trung Quốc,...
- Khó khăn: Các sản phẩm chủ yếu là sản phẩm thô.
- Tình hình phát triển: Vùng đã phát triển mối quan hệ thương mại lâu đời với ĐBSH cũng như TQ và thượng Lào.
c. Du lịch
- Điều kiện phát triển: Nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch lịch sử cách mạng.
- Khó khăn: Tài nguyên du lịch 1 số nơi bị suy thoái, ô nhiễm.
- Sản phẩm du lịch: hướng về cội nguồn, du lịch sinh thái.
- Các điểm du lịch nổi tiếng: Hạ Long, Lạng Sơn, Điện Biên,…
2. Các trung tâm kinh tế
- Các trung tâm kinh tế quan trọng là: Thái Nguyên, Việt Trì, Hạ Long, Lạng Sơn.
- Các trung tâm kinh tế mới: TP Yên Bái, Điện Biên Phủ, Lào Cai, Sơn La.