Hoạt động kinh tế chủ yếu ở khu vực đồi núi phía tây vùng Duyên hải Nam Trung Bộ không có ngành
A. chăn nuôi gia súc lớn.
B. nuôi bò, nghề rừng.
C. công nghiệp, thương mại.
D. trồng cây công nghiệp.
Hoạt động kinh tế ở khu vực đồi núi phía tây vùng Duyên hải Nam Trung Bộ chủ yếu là hoạt động chăn nuôi gia súc lớn (trâu, bò), nghề rừng và trồng cây công nghiệp.
Đáp án: C.
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Hoạt động kinh tế ở khu vực đồng bằng ven biển vùng Duyên hải Nam Trung Bộ chủ yếu là
Đảo, quần đảo nào không trực thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?
Vịnh biển nào sau đây không thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?
Các di sản văn hóa của thế giới trong vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là
Về tự nhiên phía Tây và phía Đông của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ không khác nhau ở điểm nào sau đây?
Cho bảng số liệu:
MỘT SỐ TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN DÂN CƯ, XÃ HỘI Ở DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ VÀ CẢ NƯỚC, NĂM 1999
Tiêu chí về dân cư, xã hội ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ thấp hơn mức trung bình cả nước là
1. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ
- Khái quát chung:
+ Vùng có lãnh thổ hẹp ngang, vùng biển rộng lớn. Diện tích: 44 252 km2 chiếm 13% diện tích và 11% dân số cả nước (năm 2002).
+ Các tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.
- Vị trí tiếp giáp:
+ phía Bắc giáp Bắc Trung Bộ.
+ phía Tây Bắc: Lào.
+ phía Tây Nam: Đông Nam Bộ.
+ phía Đông, Đông Nam: biển Đông.
+ phía Tây, Tây Nam: Tây Nguyên.
- Có nhiều đảo, quần đảo lớn nhỏ, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
→ Ý nghĩa:
+ Vị trí trung chuyển giữa hai miền Bắc - Nam, nối Tây Nguyên với các cảng biển phía Đông → thuận lợi cho lưu thông và trao đổi hàng hóa.
+ Các đảo và quần đảo có tầm quan trọng về kinh tế và quốc phòng đối với cả nước.
2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
* Đặc điểm
- Địa hình: Các tỉnh đều có địa hình núi, gò ở phía Tây, đồng bằng hẹp ở phía Đông bị chia cắt bởi nhiều dãy núi đâm ngang sát biển, bờ biển khúc khuỷu có nhiều vũng vịnh.
- Khí hậu:
+ Nhiệt đới ẩm gió mùa.
+ Số giờ nắng nhiều.
- Tài nguyên đất:
+ Đất nông nghiệp ở đồng bằng thích hợp để trồng cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày.
+ Đất ở đồi núi phát triển rừng, chăn nuôi gia súc lớn.
- Tài nguyên biển: Vùng biển có tiềm năng để phát triển tổng hợp kinh tế biển
- Tài nguyên rừng: Rừng có nhiều gỗ, quế, tầm hương, kì nam, sâm quy…
- Tài nguyên khoáng sản: cát thủy tinh, vàng, ti tan phát triển công nghiệp khai khoáng
Lược đồ tự nhiên vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
* Khó khăn:
- Hạn hán kéo dài.
- Thiên tai thường xảy ra.
- Hiện tượng sa mạc hóa ở cực Nam Trung Bộ.
3. Đặc điểm dân cư, xã hội
Một số khác biệt trong phân bố dân cư và hoạt động kinh tế theo hướng từ đông sang tây ở Duyên hải Nam Trung Bộ
+ Phân bố dân cư không đều, có sự khác biệt giữa miền núi phía Tây và dải đồng bằng ven biển phía Đông.
- Người dân cần cù lao động, kiên cường trong bảo vệ Tổ quốc và giàu kinh nghiệm trong nghề biển.
- Vùng có nhiều di tích lịch sử - văn hóa. Mỹ Sơn, Hội An là 2 di sản văn hóa thế giới.
- Các chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hội tương đối cao, tuy nhiên một vài tiêu chí còn cần phải thay đổi theo hướng tích cực (tăng dân số, hộ nghèo, thu nhập…). Đời sống của một bộ phận dân cư còn nhiều khó khăn.
Một số tiêu chí phát triển dân cư, xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ và cả nước, năm 1999
Phố cổ Hội An (Quảng Nam)
Di tích Mỹ Sơn (Quảng Nam)