Sự phát triển của ngành kinh tế nào đã dẫn đến sự hình thành của giai cấp công nhân?
A. nông nghiệp.
B. thủ công nghiệp.
C. công nghiệp.
D. thương nghiệp.
Đáp án cần chọn là: C
Cùng với sự phát triển của công nghiệp, giai cấp công nhân sớm hình thành ở Anh, rồi ở các nước khác
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Cuộc đấu tranh của công nhân thể hiện rõ tính chất quần chúng, rộng lớn nhất là cuộc đấu tranh nào?
Trong nửa đầu thế kỉ XIX, giai cấp công nhân đã thành lập tổ chức gì?
Nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại của phong trào công nhân nửa đầu thế kỉ XIX là
Bản Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản do Mác và Ăng-ghen soạn thảo kết thúc bằng khẩu hiệu nào?
“Sống trong lao động, chết trong chiến đấu” là khẩu hiệu đấu tranh của phong trào nào?
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của phong trào công nhân nửa đầu thế kỉ XIX?
Vì sao trong giai đoạn đầu đấu tranh công nhân lại sử dụng hình thức đập phá máy móc?
“Hình thức đấu tranh của phong trào này là míttinh, biểu tình đưa kiến nghị (có hàng triệu chữ kí) đến Quốc hội đòi quyền phổ thông bầu cử, tăng lương giảm giờ làm cho người lao động” (SGK Lịch sử 7 – trang 30) Nôi dung trên là đặc điểm của phong trào đấu tranh nào?
Bài học kinh nghiệm quan trong nhất trong phong trào đấu tranh của công nhân nửa đầu thế kỉ XIX để lại cho các cuộc đấu tranh ở giai đoạn sau là?
Phong trào đấu tranh nào của giai cấp công nhân Đức góp phần làm thức tỉnh và tăng cường tinh thần đoàn kết vô sản?
I. Phong trào công nhân nửa đầu thế kỉ XIX
1. Phong trào đập phá máy móc và bãi công
- Nguyên nhân: Do bị giai cấp tư sản bóc lột nặng nề, điều kiện làm việc vất vả, đồng lương rẻ mạt. Chính vì thế giai cấp công nhân đứng lên đấu tranh.
Lao động trẻ em trong hầm mỏ ở Anh
- Hình thức đấu tranh: đập phá máy móc, đốt công xưởng, bãi công.
- Kết quả: Thành lập các tổ chức công đoàn
2. Phong trào công nhân trong những năm 1830 – 1840
- Ở Pháp:
+ 1831, công nhân dệt ở Li-ông khởi nghĩa đòi tăng lương, giảm giờ làm, thiết lập chế độ cộng hòa.
- Ở Đức:
+ 1844, công nhân dệt ở Sơ-lê-din khởi nghĩa, chống sự hà khắc của chủ xưởng và điều kiện lao động tồi tệ. Tuy nhiên sau 3 ngày đã bị đàn áp đẫm máu.
- Ở Anh:
+ Từ năm 1836 đến năm 1847, “ phong trào hiến chương” nổ ra với mục tiêu đòi quyền phổ thông bầu cử, tăng lương, giảm giờ làm.
Công nhân Anh đưa Hiến Chương đến Quốc hội
* Kết quả: thất bại (vì thiếu tổ chức lãnh đạo vững vàng, chưa có đường lối chính trị đúng đắn)
* Ý nghĩa: Đánh dấu sự trưởng thành của phong trào công nhân, tạo điều kiện cho sự ra đời của lý luận cách mạng.
II. Sự ra đời của chủ nghĩa Mác
1. Mác và Ăng-ghen
* C.Mác
- Các.Mác (1818- 1883) sinh ra trong một gia đình trí thức ở Đức.
- Quan điểm của ông đó là: “giai cấp vô sản được vũ trang bằng lí luận cách mạng sẽ đảm đương sứ mệnh lịch sử giải phóng loài người khỏi ách áp bức bóc lột”.
C.Mác (1818- 1883)
* Phri-đrich Ăng-ghen
- Phri-đrich Ăng-ghen (1820-1895) sinh ra trong một ra đình chủ xưởng ở Đức
- Ăng-ghen cho rằng: “giai cấp vô sản không chỉ là nạn nhân của chủ nghĩa tư bản mà còn là một lực lượng có thể đánh đổ sự thống trị của giai cấp tu sản và tự giải phóng khỏi mọi xiềng xích.”
Phri-đrich Ăng-ghen (1820-1895)
- Cả 2 ông đều nhận thức được sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản là “ người đào mồ chôn chủ nghĩa tư bản”.
2. “ Đồng minh những người cộng sản” và “ Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”.
- Mác và Ăng-ghen cải tổ “ Đồng minh chính nghĩa” thành “ Đồng minh những người cộng sản”. Đây là chính đảng độc lập đầu tiên của vô sản quốc tế.
- Tháng 2/1848, Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản ra đời với nội dung:
+ Nêu rõ quy luật phát triển của xã hội loài người là sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội.
+ Giai cấp vô sản là lực lượng lật đổ chế độ tư bản, xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa.
+ Tuyên ngôn kết thức bằng lời kêu gọi: “ Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại”.
Trang bìa của Tuyên ngôn độc lập
- Ý nghĩa: Là văn kiện quan trọng của chủ nghĩa xã hội khoa học bao gồm luận điểm cơ bản về sự phát triển của xã hội và cách mạng xã hội chủ nghĩa.
3. Phong trào công nhân từ năm 1848 đến năm 1870 - Quốc tế thứ nhất
* Phong trào công nhân:
- Ở Pháp:
+ 23/06/1848: công nhân và nhân dân lao động Pa-ri lại khởi nghĩa và chiến đấu anh dũng trong bốn ngày.
- Ở Đức:
+ Công nhân và thợ thủ công cũng nổi dậy. Sợ hãi trước phong trào quần chúng, tư sản Đức không quyết liệt đấu tranh chống thế lực phong kiến.
* Quốc tế thứ nhất:
- Hoàn cảnh ra đời:
- Sau năm 1848 - 1949, chủ nghĩa tư bản thắng thế đối với chế độ phong kiến. Tuy thành quả rơi vào tay giai cấp tư sản nhưng công nhân đã trưởng thành và nhận thức được vai trò và vị trí của mình và tinh thần đoàn kết quốc tế.
- Thành lập và hoạt động:
+ Ngày 28-09-1864, với sự tham gia của C.Mác và được cử vàn Ban lãnh đạo trở thành linh hồn của quốc tế thứ nhất.
Quang cảnh buổi lễ thành lập Quốc tế thứ nhất
+ Quốc tế thứ nhất có nhiệm vụ truyền bá học thuyết Mác và thúc đẩy phong trào công nhân các nước phát triển.