Đặt P trắng và P đỏ trên lá sắt và đốt bằng đèn cồn theo sơ đồ thí nghiệm dưới đây:
Sau một thời gian, người ta thấy P trắng bốc cháy trong không khí. Thí nghiệm này chứng tỏ
A. khả năng bốc cháy của P trắng dễ hơn P đỏ.
B. khả năng bay hơi của P trắng dễ hơn P đỏ.
C. khả năng bốc cháy của P đỏ dễ hơn P trắng.
D. khả năng bay hơi của P đỏ dễ hơn P trắng.
Chọn đáp án A
Phương pháp giải:
P trắng hoạt động hơn P đỏ (vì P trắng có kiểu mạng phân tử, còn P đỏ có cấu trúc polime)
Giải chi tiết:
Thí nghiệm chứng tỏ khả năng bốc cháy của P trắng dễ hơn P đỏ.
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Từ ơgenol (trong tinh dầu hương nhu) điều chế được metylơgenol (M = 178 g/mol) là chất dẫn dụ côn trùng. Kết quả phân tích nguyên tố của metylơgenol cho thấy % khối lượng của các nguyên tố như sau: %C = 74,16%; %H = 7,86%, còn lại là oxi. Xác định CTPT của metylơgenol.
Cho 5 gam bột Mg vào dung dịch hỗn hợp KNO3 và H2SO4, đun nhẹ, trong điều kiện thích hợp, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X chứa m gam muối; 1,792 lít hỗn hợp khí Y (đktc) gồm hai khí không màu, trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí và còn lại 0,44 gam chất rắn không tan. Biết tỉ khối hơi của Y đối với H2 là 11,5. Tính m?
Cho khí CO dư đi vào ống sứ nung nóng đựng hỗn hợp gồm Al2O3, Fe2O3 và CuO. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được chất rắn X và khí Y. Dẫn Y vào nước vôi trong dư thu được kết tủa trắng. Viết các phương trình hóa học và xác định các chất trong X và Y.