Đến cuối thế kỉ XIX, tại sao nền kinh tế Pháp phát triển chậm lại?
A. Pháp thua trận và phải bồi thường chiến phí, tài nguyên.
B. Pháp tập trung nhiều vào việc khai thác thuộc địa.
C. Pháp chỉ tập trung phát triển các ngành ngân hàng, cho vay lấy lãi.
D. Kinh tế Pháp phát triển không đều giữa các ngành.
Đáp án: A
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Cuối thế kỉ XIX, sản xuất của công nghiệp của Anh đứng thứ mấy trên thế giới?
Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của giới cầm quyền Anh là
Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, giai cấp tư sản Anh chú trọng nhiều nhất đến vấn đề gì trong kinh doanh?
Quá trình tích lũy vốn, tập trung tư bản ở Anh diễn ra mạnh mẽ nhất trong lĩnh vực
Nội dung nào không phản ánh đúng nguyên nhân thúc đẩy nền kinh tế Đức phát triển nhanh chóng ở cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?
Đến cuối thế kỉ XIX, Đức vẫn là nhà nước chuyên chế dưới sự thống trị của
Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, đế quốc nào có hệ thống thuộc địa đứng thứ hai thế giới?
I. Tình hình các nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ
1. Anh
* Kinh tế:
- Năm 1870, Anh dẫn đầu nền kinh tế thế giới.
- Cuối thế kỉ XIX, Kinh tế Anh tụt xuống hạng 3 sau Mỹ và Đức do:
+ Công nghiệp Anh phát triển sớm, kỹ thuật lạc hậu.
+ Tư sản Anh đầu tư vào thuộc địa hơnđầu tư công nghiệp trong nước.
- Dẫn đầu thế giới về xuất khẩu tư bản thương mại và thuộc địa.
- Đầu thế kỷ XX công ty độc quyền về công nghiệp và tài chính ra đời.
* Chính trị:
- Hai đảng - Đảng Tự do và Đảng Bảo thủ thay nhau cầm quyền.
- Chính sách ưu tiên hàng đầu là đẩy mạnh xâm lược. Đến năm 1914 thuộc địa của Anh rộng 33 triệu km2 với 400 triệu người.
* Đặc điểm: “ Chủ nghĩa đế quốc thực dân”.
Lược đồ hệ thống thuộc địa Anh
2. Pháp
* Kinh tế
- Trước 1870, kinh tế Pháp đứng thứ 2 trên thế giới.
- Cuối thế kỉ XIX tụt xuống vị trí thứ 4 (sau Mĩ, Đức, Anh).
- Đầu thế kỉ XIX, một số ngành phát triển: đường sắt, khai mỏ, luyện kim…
- Xuất hiện các công ty độc quyền chi phối nền kinh tế Pháp, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng
* Chính trị
- Duy trì nền Cộng hòa thứ ba. Đàn áp nhân dân.
- Tích cực chạy đua vũ trang và xâm lược thuộc địa.
Lược đồ hệ thống thuộc địa Pháp
* Đặc điểm: “ Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”.
3. Đức
* Kinh tế
- Trước những năm 1870, kinh tế Đức vị trí thứ 3 trên thế giới.
- Sau khi thống nhất, kinh tế phát triển nhanh, vươn lên đứng thứ hai thế giới, đứng đầu châu Âu.
- Cuối thế kỉ XIX xuất hiện các công ty độc quyền về luyện kim, than đá, hóa chất.
* Chính trị:
- Thể chế liên bang, nhà nước chuyên chế dưới sự thống trị của quý tộc địa chủ và tư sản độc quyền.
- Thi hành chính sách đối nội và đối ngoại phản động ; tích cực chạy đua vũ trang và xâm chiếm thuộc địa.
* Đặc điểm: Chủ nghĩa đế quốc Đức là “ Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến”.
Lược đồ hệ thống thuộc địa Đức
4. Mỹ
* Kinh tế:
- Công nghiệp Mỹ từ vị trí thứ tư vươn lên đứng nhất thế giới.
- Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, xuất hiện các công ty độc quyền khổng lồ. Đứng đầu những công ty đó là những ông “vua”.
“Vua thép”- J.P.Moóc-gan (1837-1913)
- Nông nghiệp đạt được những thành tựu lớn, Mỹ trở thành nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm cho châu Âu.
* Chính trị:
- Đề cao vai trò Tổng thống, hai đảng – Đảng Cộng hòa và Đảng dân chủ thay nhau cầm quyền.
- Tiến hành chạy đua vũ trang tranh giành thuộc địa, can thiệp vào khu vực Trung, Nam Mỹ bằng sức mạnh vũ lực và đồng đô la.
* Đặc điểm: chủ nghĩa đế quốc thực dân kiểu mới
II. Sự chuyển biến quan trọng ở các nước đế quốc
1. Sự hình thành các tổ chức độc quyền
- Sản xuất công nghiệp phát triển, các công ty độc quyền chi phối rất nhiều đến đời sống xã hội của người dân.
Tranh đương thời nói về quyền lực của các tổ chức độc quyền ở Mỹ
2. Tăng cường xâm lược thuộc địa chuẩn bị chia lại thế giới
- Từ giữa thế kỉ XIX, các nước phương Tây đều đẩy mạnh việc xâm lược thuộc địa. Đến đầu thế kỉ XX, thế giới đã được phân chia xong.
Lược đồ các nước đế quốc và thuộc địa đầu thế kỉ XX