Điểm nào sau đây không chứng tỏ Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga là đảng kiểu mới?
A. Dựa trên nền tảng tư tưởng của chủ nghĩa Mác
B. Đấu tranh vì quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động.
C. Do giai cấp vô sản lãnh đạo
D. Đấu tranh để xây dựng một xã hội tư bản công bằng, tốt đẹp hơn
Đáp án cần chọn là: D
Khác với cácđảng xã hội dân chủ ở châu Âu, Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga là đảng vô sản kiểu mới hoạt động dựa trên nền tảng tư tưởng của chủ nghĩa Mác, do giai cấp vô sản lãnh đạo, thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo phong trào đấu tranh cách mạng của nông dân, lật đổ chế độ Nga hoàng, thiết lập chế độ chuyên chính vô sản, giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Lực lượng chủ yếu tham gia phong trào cách mạng 1905 – 1907 ở Nga là
Sự kiện nào được xem là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1905 – 1907 ở Nga?
Cuộc đấu tranh của nhân dân Nga trong những năm 1905-1907 đã giương cao khẩu hiệu gì?
Đâu là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới bùng nổ cuộc cách mạng 1905 - 1907 ở Nga?
Sự kiện nào đã châm ngòi lửa cho phong trào cách mạng 1905 – 1907 ở Nga?
Đầu thế kỉ XX, Lê-nin đã thành lập một chính đảng do giai cấp công nhân lãnh đạo. Chính đảng này có gì mới so với các tổ chức trước đây?
Nội dung sau đây phản ánh đúng vai trò của Lê -nin đối với Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga?
I. Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX. Quốc tế thứ hai
1. Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX
* Hoàn cảnh: Cuối thế kỉ XIX, mâu thuẫn tư sản và vô sản ngày càng trở nên sâu sắc. Giai cấp công nhân đã tiến hành cuộc đấu tranh chống áp bức của giai cấp tư sản.
* Các phong trào tiêu biểu.
+ Ở Anh: Năm 1899, công nhân khuân vác Luân Đôn đã đấu tranh đòi tăng lương.
+ Ở Pháp: Năm 1893, công nhân giành thắng lợi trong bầu cử Quốc hội.
+ Ở Mĩ: Ngày 1 - 5 - 1886, 40 vạn công nhân Si-ca-gô biểu tình đòi ngày làm 8 giờ.
Từ năm 1889, ngày 1 - 5 trở thành ngày Quốc tế lao động.
Cuộc biểu tình của công nhân Niu Oóc năm 1882
Ngày Quốc tế lao động 1 - 5 - 1886
- Kết quả: Thành lập các tổ chức chính trị của giai cấp công nhân.
2. Quốc tế thứ hai 1889-1914 .
a. Hoàn cảnh
- Ngày 14-7-1889, Quốc tế thứ hai được thành lập trên cơ sở sự ra đời của những tổ chức công nhân.
b. Qúa trình hoạt động chia làm 2 giai đoạn:
- 1889 - 1895 : dưới sự lãnh đạo của Ang ghen , Quốc tế thứ hai đã có những đóng góp quan trọng cho phong trào của công nhân quốc tế.
- 1895 - 1914 : Ăng- ghen qua đời, Quốc tế thứ hai phân hóa và tan ra.
II. Phong trào công nhân và cuộc cách mạng Nga 1905 - 1907
1. Lênin và việc thành lập đảng vô sản kiểu mới ở Nga.
* Tiểu sử Lê-nin (1870-1924)
Lê-nin (1870-1924)
- Lê-nin sinh ra trong gia đình nhà giáo tiến bộ.
- Năm 1893, Lê-nin trở thành người lãnh đạo nhóm công nhân mácxit.
- Lê nin (1870-1924) tham gia tuyên truyền chủ nghĩa Mác
- 1903 Lê-nin thành lập Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga
* Nội dung Cương lĩnh
- Tiến hành Cách mạng xã hội chủ nghĩa.
- Thành lập chuyên chính vô sản.
- Đánh đổ chế độ Nga Hoàng thành lập nước Cộng hòa, thi hành những cải cách dân chủ, giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
2. Cách mạng Nga 1905-1907.
* Nguyên nhân:
- Đầu thế kỷ XX nước Nga lâm vào tình trạng khủng hoảng.
- Thất bại của Nga trong chiến tranh Nga - Nhật làm cho kinh tế, chính trị xã hội thêm khủng hoảng trầm trọng.
* Diễn biến
- Ngày chủ nhật 9 - 1 - 1905, 14 vạn công nhân Pê-téc-bua kéo đến cung điện Mùa Đông biểu tình nhưng bị Nga hoàng đàn áp dã man.
Thảm sát ngày chủ nhật đẫm máu ở Nga
- Tháng 5 - 1905, nông dân nổi dậy phá dinh cơ của địa chủ.
- Tháng 6 - 1905, thủy thủ trên chiếm hạm Pô-tem-kin khởi nghĩa.
Thủy thủ tàu Pô - tem - kin
- Tháng 12 - 1905, nhân dân ở Mát-xcơ-va nổi dậy khởi nghĩa nhưng thất bại.
* Ý nghĩa lịch sử
- Giáng 1 đòn chí tử vào nền thống trị của địa chủ và tư sản .
- Làm suy yếu chế độ Nga Hoàng.
- Là bước chuẩn bị cho cách mạng xã hội chủ nghĩa sẽ diễn ra vào năm 1917
- Ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở thuộc địa và phụ thuộc.