Vì sao Đức là kẻ hung hăng nhất trong cuộc đua giành giật thuộc địa cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?
A. Nước Đức có tiềm lực kinh tế, quân sự hùng mạnh nhưng lại có ít thuộc địa.
B. Nước Đức có lực lượng quân dội hùng mạnh, được huấn luyện đầy đủ.
C. Nước Đức có nền kinh tế phát triển mạnh nhất Châu Âu.
D. Giới quân phiệt Đức tự tin có thể chiến thắng các đế quốc khác.
Cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, Đức tiến lên chủ nghĩa đế quốc khi phần lớn đất đai trên thế giới đã được phân chia xong. Với tiềm lực kinh tế hùng mạnh nhưng lại có quá ít thuộc địa, Đức công khai đòi dùng vũ lực để phân chia lại thế giới. Do đó Đức là kẻ hung hãn nhất trong cuộc đua giành thuộc địa.
Đáp án cần chọn là: A
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Kết cục nằm ngoài mong muốn của các nước đế quốc khi gây Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) là
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng những nét chính trong giai đoạn 1 của chiến tranh thế giới thứ nhất?
Nội dung nào không phản ánh đúng về cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)?
Ý nào không phản ánh đúng hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)?
Duyên cớ làm bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) là
Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Đức, Áo- Hung và Italia là những nước thuộc
Biểu hiện nào chứng tỏ vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, quan hệ quốc tế giữa các nước đế quốc ở châu Âu ngày càng căng thẳng?
Trong giai đoạn đầu của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1916), Đức đã sử dụng chiến thuật gì?
Mĩ tham chiến muộn trong Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) vì
Sự kiện nào diễn ra trong chiến tranh thế giới thứ nhất có tác động tích cực đến cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Việt Nam?
Thắng lợi trong cuộc chiến tranh với Tây Ban Nha (1898), Mĩ đã xâm chiếm được
Sự kiện nào chứng tỏ sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới trong thời gian diễn ra chiến tranh thế giới thứ nhất?
I. Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh
* Nguyên nhân sâu sa:
- Sự phát triển không đồng đều của tư bản chủ nghĩa.
- Mâu thuẫn giữa các đế quốc về vấn đề thuộc địa nảy sinh và ngày càng gay gắt.
Hệ thống thuộc địa các nước đế quốc cuối thế kỉ XIX
Hình thành 2 khối quân sự đối đầu nhau để chia lại thị trường thuộc địa, làm bá chủ thế giới.
+ 1882, khối Liên minh được thành lập (Đức, Áo, Hung, I-ta-li-a).
+ 1907, khối Hiệp ước bao gồm Anh, Pháp, Nga.
* Nguyên nhân trực tiếp:
- Ngày 28/6/1914, thái tử Áo - Hung bị phần tử Xéc-bi ám sátà Chớp lấy thời cơ đó Đức, Áo, Hung gây ra chiến tranh.
Thái tử Áo- Hung bị ám sát (ngày 28 - 6 - 1914)
II. Diễn biến của chiến tranh
1. Giai đoạn thứ nhất của chiến tranh (1914 - 1916)
- Ngày 28-7-1914 Áo - Hung tuyên chiến với Xéc-bi
- Ngày 1-8 Đức tuyên tuyên chiến Nga
- Ngày 3-8 tuyên chiến với Pháp.
- Ngày 4-8 tuyên chiến với Đức
Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ.
- Mặt trận phía Tây: Đức tấn công Pháp, Pari bị uy hiếp.
- Mặt trận phía Đông: Nga tấn công Đức.
- Năm 1916. Chiến tranh chuyển sang giai đoạn cầm cự cả hai phe.
- Chiến tranh lôi kéo 38 nước tham gia và sử dụng vũ khí hiện đại sát thương cao.
Máy bay của Đức.
Trọng pháo của Pháp
2. Giai đoạn thứ hai của chiến tranh (1917 - 1918)
- Từ năm 1917, phe Hiệp ước phản công, Liên minh thất bại và đầu hàng.
+ Tháng 4-1917 Mỹ tham chiến về phe Hiệp ước.
Mĩ tham chiến cùng phe Hiệp ước
+ Ngày 7-11-1917, Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi, Nga rút khỏi chiến tranh.
+ Tháng 7-1918, quân Anh - Pháp phản công.
+ Ngày 9-1918, Anh - Pháp - Mỹ tổng tấn công, đồng minh của Đức đầu hàng.
+ Ngày 9-11-1918, cách mạng Đức bùng nổ, lật đổ nền quân chủ.
+ Ngày 11-11-1918, Đức hàng không điều kiện, Đức, Áo - Hung thất bại hoàn toàn.
Đức kí hiệp định đầu hàng, kết thúc chiến tranh thế giới thứ nhất
III. Kết cục của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất
* Kết cục
- Chiến tranh gây nhiều tai họa cho nhân loại: 10 triệu người chết, 20 triệu người bị thương, cơ sở vật chất phá hủy…
Thành phố, nhà cửa bị phá hủy
- Bản đồ thế giới được chia lại.
* Tính chất:
- Chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa.