Chiến thắng nào của Hồng quân Liên Xô đã buộc phát xít Đức kí văn kiện đầu hàng không điều kiện?
A. Chiến thắng Béclin.
B. Chiến thắng Xtalingrat.
C. Chiến thắng Cuốc-xơ.
D. Chiến thắng Mátxcơva.
Sau thắng lợi của Hồng quân Liên Xô ở chiến dịch công phá Béc-lin, đêm mồng 8 rạng sáng 9-5-1945 phát xít Đức kí văn kiện đầu hàng đồng minh không điều kiện. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc ở châu Âu với sự thất bại hoàn toàn của phát xít Italia và Đức
Đáp án cần chọn là: A
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Khối Anh- Pháp- Mĩ và khối phát xít Đức- Italia- Nhật Bản mâu thuẫn với nhau về vấn đề gì?
Chiến thắng nào của Hồng quân Liên Xô đã tạo ra bước ngoặt của chiến tranh thế giới thứ hai, đánh dấu phe Đồng minh chuyển sang tấn công đồng loạt trên các mặt trận?
Điểm tương đồng về nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bùng nổ của hai cuộc chiến tranh thế giới là gì?
Điểm chung cơ bản giữa hai khối đế quốc: khối Anh, Pháp, Mĩ và khối phát xít Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản là gì?
Các nước Mĩ, Anh, Pháp có thái độ như thế nào trước hành động chạy đua vũ trang, gây chiến tranh xâm lược của các nước phát xít?
Ý nào không phản ánh đúng nguyên nhân khiến Nhật Bản chấp nhận đầu hàng quân Đồng minh không điều kiện (ngày 15/8/1945)?
Trong thời gian đầu của chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945), phát xít Đức đã thực hiện chiến thuật gì?
Nội dung nào không phản ánh đúng điểm tương đồng giữa hai cuộc chiến tranh thế giới?
Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Xta-lin-grát (tháng 2/1943) của Hồng quân Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
Đoàn kết và tập hợp các lực lượng chống phát xít trên toàn thế giới để tiêu diệt chủ nghĩa phát xít là mục tiêu hoạt động của tổ chức nào trong chiến tranh thế giới thứ hai?
Nội dung nào dưới đây phản ánh không đúng về Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)?
Đâu không phải là lý do Đức chọn Ba Lan làm điểm tấn công mở màn trong Chiến tranh thế giới thứ hai?
I. Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh thế giới thứ hai
- Mâu thuẫn về quyền lợi thị trường và thuộc địa gay gắt.
- Những hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới ( 1929 – 1933)
- Hình thành hai khối đối địch nhau: Khối Anh, Pháp, Mĩ và khối phát xít Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản.
Tranh biếm họa ở châu Âu năm 1939.
Hít-le được ví như người khổng lồ xung quanh là chính khách châu Âu.
+ Ngày 1 - 9- 1939, Đức tấn công Ba Lan.
+ Ngày 3 – 9, Anh, Pháp tuyên chiến với Đức
Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
II. Những diễn biến chính
1. Chiến tranh bùng nổ và lan rộng toàn thế giới (từ ngày 1/9/1939 đến đầu năm 1943)
Mặt trận châu Âu:
- Với chiến thuật chớp nhoáng Đức chiếm hầu hết các nước Châu Âu trừ Anh và vài nước trung lập.
- Ngày 22- 6- 1941, Đức tấn công Liên Xô.
Quân Đức treo cổ người dân Liên Xô ở vùng chiếm đóng.
Mặt trận châu Á- Thái Bình Dương:
- Ngày 7- 12- 1941, Nhật tấn công hạm đội Mỹ ở Trân Châu Cảng. Quân Nhật chiếm toàn bộ Đông Nam Á và một số đảo ở Thái Bình Dương.
Trận Trân Châu Cảng
Mặt trận Bắc Phi: Ngày 9- 1940, I-ta-li-a chiếm Ai cập, chiến tranh lan rộng ra toàn thế giới.
- Tháng 1- 1942, Mặt trận Đồng minh chống phát xít được thành lập chống phát xít.
Lược đồ quân Đức đánh chiếm châu Âu (1939 – 1941)
2. Quân Đồng Minh phản công, chiến tranh kết thúc từ đầu năm 1943 đến tháng 8- 1945
* Mặt trận Châu Âu: Chiến thắng Xta-lin-grat ( 2/1943) của Hồng quân Liên Xô đã tạo nên bước ngoạt của chiến tranh thế giới, liên tiếp phản công trên khắp các mặt trận.
Các chiến sĩ Hồng quân Liên Xô ăn mừng sau chiến thắng Xta-lin-grat.
+ Cuối 1944, toàn bộ lãnh thổ Liên Xô được giải phóng.
+ Hồng quân Liên Xô giúp các nước ở Đông Âu giải phóng khỏi ách phát xít.
- Mặt trận Bắc Phi: Tháng 5- 1943, quân Đức, I-ta-li-a đã hạ vũ khí.
Kết quả: Đêm mồng 8 rạng sang 9- 5- 1945, phát xít Đức đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh kết thúc ở châu Âu.
Đức kí hiệp ước đầu hàng (ngày 9- 5- 1945)
* Châu Á – Thái bình Dương:
- Hồng Quân Liên Xô đánh tan đạo quân Quan Đông của Nhật ở Đông Bắc Trung Quốc.
- Ngày 6 và 9- 8- 1945 Mỹ thả bom nguyên tử xuống Hi-rô-si-ma và Na-ga-sa-ki làm thiệt hại hơn 10 vạn người.
Hi-rô-si-ma sau khi bị nem bom nguyên tử
Kết quả: Ngày 15- 8- 1945, Nhật hàng không điều kiện. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
III. Kết cục của Chiến tranh thế giới thứ hai
- Chủ nghĩa phát xít Đức – Italia bị sụp đổ hoàn toàn.
- Gây hậu quả và tổn thất nặng nề nhất trong lịch sử nhân loại, làm cho 60 triệu người chết, 90 triệu người bị thương, thiệt hại về vật chất 4000 tỷ đô la.
- Ý nghĩa: Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới.
- Tính chất của chiến tranh: là chiến tranh đế quốc, phi nghĩa. Khi Liên Xô tham chiến là chiến tranh chính nghĩa, bảo vệ tổ quốc, giải phóng nhân loại.