Ở Việt Nam, từ năm 1885 đến năm 1888, phong trào Cần vương được đặt dưới sự chỉ huy của ai?
A. Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường.
B. Vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết.
C. Nguyễn Văn Tường và Trần Xuân Soạn.
D. Nguyễn Đức Nhuận và Đoàn Doãn Địch.
Chọn đáp án: B
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Trước hành động ngày một quyết liệt của Tôn Thất Thuyết thực dân Pháp đã
Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian dưới đây:
"Một thời ngang dọc vẫy vùng
Vụ Quang khởi nghĩa hợp cùng văn thân
Cần vương nổi tiếng xa gần
Tinh thần chống Pháp bội phần lên cao"
Cuộc khởi nghĩa nào dưới đây thuộc phong trào Cần vương ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX?
Cuộc khởi nghĩa nào dưới đây thuộc phong trào Cần vương ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX?
Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại kinh thành Huế là gì?
Giai đoạn từ 1885 đến năm 1888, nghĩa quân Hương Khê tập trung thực hiện nhiệm vụ chủ yếu gì?
Các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương (1885 – 1896) diễn ra chủ yếu ở Trung Kì và Bắc Kì, vì
Nội dung nào không phản ánh đúng ý nghĩa lịch sử của các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương?
Phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX là phong trào yêu nước theo khuynh hướng
I. Cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế. Vua Hàm Nghi ra “Chiếu Cần Vương”
1. Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến ở Huế tháng 7- 1885.
* Nguyên nhân:
- Phe chủ chiến trong triều đình Huế muốn giành lại chủ quyền từ tay Pháp.
- Thực dân Pháp tìm mọi cách để tiêu diệt phe chủ chiến khi có điều kiện.
* Diễn biến:
- Đêm mồng 4 rạng 5- 7- 1885, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công quân Pháp ở Tòa Khâm Sứ và Đồn Mang Cá.
Lược đồ kinh thành Huế năm 1885
- Quân Pháp nhất thời rối loạn, sau khi củng cố tinh thần, chúng phản công chiếm Hoàng Thành, tàn sát nhân dân.
2. Phong trào Cần Vương bùng nổ và lan rộng.
- Ngày 13- 7- 1885, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi chạy lên Tân Sở ( Quảng Trị) và ra “Chiếu Cần Vương" kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.
Hàm Nghi (1872- 1943)
Tôn Thất Thuyết (1835- 1913)
* Diễn biến : chia làm hai giai đoạn
- Giai đoạn 1885- 1888: phong trào bùng nổ khắp cả nước nhất là Trung Kỳ, Bắc Kỳ
- Giai đoạn 1888- 1896: Tháng 11- 1888, vua Hàm Nghi bị bắt, phong trào quy tụ thành những cuộc khởi nghĩa lớn có quy mô và trình độ tổ chức cao hơn.
II. Những cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương
1. Khởi nghĩa Ba Đình (1886- 1887)
Công sự phòng thủ Ba Đình
- Địa bàn hoạt động: Ba Đình ( 3 làng Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mĩ Khê) thuộc huyện Nga Sơn (Thanh Hóa).
- Lãnh đạo: Phạm Bành và Đinh Công Tráng.
- Diễn biến: Từ tháng 12- 1886 đến tháng 1- 1887, quân khởi nghĩa đẩy lùi nhiều đợt tấn công của giặc.
- Kết quả: khởi nghĩa tan rã
2. Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883- 1892)
-Địa bàn: Bãi Sậy (Hưng Yên).
- Lãnh đạo: Nguyễn Thiện Thuật, Đinh Gia Quế.
Nguyễn Thiện Thuật (1844 - 1926)
- Diễn biến:
+ Nghĩa quân sử dụng chiến thuật chiến tranh du kích
+ Trong năm 1885- 1889, thực dân Pháp tấn công qui mô nhằm tiêu diệt nghĩa quân.
- Kết quả: Năm 1889, phong trào tan rã.
Lược đồ khởi nghĩa Bãi Sậy
3. Khởi nghĩa Hương Khê (1885 – 1896)
- Địa bàn hoạt động: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình
- Lãnh đạo: Phan Đình Phùng, Cao Thắng.
Phan Đình Phùng (1847 - 1895)
* Diễn biến:
- Giai đoạn 1 (1885 - 1888) : tổ chức, huấn luyện, xây dựng công sự, lối đánh du kích trải rộng trên 4 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh,Quảng Bình.
- Giai đoạn 2 (1888 - 1896):
+ Chiến đấu cam go đẩy lùi nhiều cuộc càn quét của địch.
+ Pháp mở cuộc tấn công vào Ngàn Trươi.
+ Ngày 28- 12 – 1895, Phan Đình Phùng hi sinh.
* Kết quả: Tan rã
Lược đồ địa bàn hoạt động của khởi nghĩa Hương Khê