Phong trào chống thuế ở Trung Kì (1908) diễn ra dưới ảnh hưởng trực tiếp của
A. phong trào Đông du.
B. hoạt động của trường Đông Kinh nghĩa thục.
C. phong trào Duy tân.
D. khởi nghĩa của binh lính và tù chính trị Thái Nguyên.
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Địa danh nào được đề cập đến trong câu đố dân gian dưới đây?
“Nơi nào Bác đã ra đi
Tìm đường cứu nước cũng vì non sông”?
Những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành trong những năm 1911-1918 có ý nghĩa như thế nào?
Phong trào Duy tân ở Trung Kì (đầu thế kỉ XX) diễn ra sôi nổi, dưới nhiều hình thức, ngoại trừ
Ngày 5-6-1911, ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?
Nội dung nào không phản ánh đúng những chính sách cai trị của thực dân Pháp ở Việt Nam trong những năm diễn ra Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)?
Điểm đến đầu tiên trong hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành là quốc gia nào?
Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian dưới đây?
“Vua nào tám tuổi lên ngôi
Dẫu còn nhỏ bé mà người thông minh
Ngai vàng hư vị nào vinh,
Vì dân trốn khỏi Kinh thành giữa đêm”
Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian dưới đây?
“Đố ai khởi nghĩa Thái Nguyên
Giữa nơi doanh trại, cướp quyền chỉ huy
Pháo sơn gặp bước gian nguy
Ngang nhiên tuẫn tiết chỉ vì non sông?”
Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian dưới đây?
“Bị giam cầm ở Thái Nguyên
Bèn cùng Đội Cấn nổi lên diệt thù
Bảy ngày, một cõi biên khu
Nghĩa quân tan rã, mặc dù kiên trung?”
I. Phong trào yêu nước trước chiến tranh thế giới thứ nhất
1. Phong trào Đông du (1905 - 1909)
* Hoàn cảnh: Đầu thế kỉ XX, một số nhà yêu nước muốn noi gương Nhật Bản để duy tân tự cường.
* Hoạt động của phong trào:
- Năm 1904, lập ra Hội Duy tân do Phan Bội Châu đứng đầu. Mục đích lập ra nước Việt Nam độc lập.
Phan Bội Châu (1867- 1940)
- Từ năm 1905 đến năm 1908, Hội phát động phong trào Đông Du
- Tháng 9- 1908, Nhật câu kết Pháp trục xuất những người Việt Nam khỏi đất Nhật.
- Tháng 3- 1909 Phong trào Đông Du tan rã. Hội Duy tân ngừng hoạt động.
* Ý nghĩa: Cách mạng Việt Nam đã hướng ra thế giới, gắn vấn đề dân tộc với vấn đề thời đại.
* Bài học:
- Chủ trương bạo động là đúng nhưng tư tưởng cầu viện là sai lầm.
- Phải giương cao được hai ngọn cờ dân tộc, dân chủ.
2. Phong trào Đông Kinh nghĩa thục (1907)
- Người khởi xướng: Lương Văn Can, Nguyễn Quyền, Lê Đại, Vũ Hoành
Lương Văn Can (1854 -1927)
- Thời gian: Từ tháng 3 đến tháng 11/ 1907
- Phạm vi: Hà Nội, Hà Đông, Sơn Tây, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình.
- Nội dung: Mở trường học các môn Lịch sử, địa lí, khoa học thường thức, tổ chức các buổi diễn thuyết, bình văn, xuất bản sách báo, tuyên truyền tinh thần yêu nước.
- Kết quả: Đông Kinh nghĩa thục ngừng hoạt động
- Ý nghĩa: Thức tỉnh lòng yêu nước, truyền bá tư tưởng dân chủ, dân quyền và một nền văn hóa mới ở nước ta.
3. Cuộc vận động Duy tân và phong trào chống thuế ở Trung Kì (1908)
a. Cuộc vận động Duy tân:
- Địa bàn hoạt động: Các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định
- Người khởi xướng: Phan Chu Trinh và Huỳnh Thúc Kháng
Phan Châu Trinh (1872 – 1926)
- Hoạt động chính: Mở trường dạy học theo lối mới, hô hào chấn hưng thực nghiệp, phổ biến cái mới, vận động và làm theo cái mới, cái tiến bộ.
b. Phong trào chống thuế ở Trung Kì (1908)
* Nguyên nhân:
- Do chính sách cai trị tàn bạo của thực dân Pháp, nông dân vô cùng khốn khổ về các thứ thuế.
- Ảnh hưởng của cuộc vận động Duy tân
* Diễn biến: Phong trào chống thuế diễn ra rầm rồ ở Quảng Nam, sau đó lan nhanh một số tỉnh Trung Kì.
* Kết quả: Phong trào đã bị thực dân Pháp đàn áp đẫm máu.
II. Phong trào yêu nước trong thời kì chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)
1. Chính sách của thực dân Pháp ở Đông Dương trong thời chiến.
- Xã hội: Bắt lính cung cấp cho chiến tranh.
- Kinh tế: Trồng cây cộng nghiệp, khai thác mỏ, bắt mua công trái...
- Chính trị, văn hoá: lừa bịp.
=>Mâu thuẫn giai cấp và dân tộc thêm sâu sắc.
2. Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế (1916). Khởi nghĩa của binh lính và tù chính trị ở Thái Nguyên (1917).
a. Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế (1916)
- Lãnh đạo: Thái Phiên, Trần Cao Vân.
- Hoạt động:
+ Năm 1907, bí mật đưa vua Duy Tân lên làm vua.
+ Kế hoạch có nhiều sơ hở nên bị bại lộ.
- Kết quả: Thái Phiên và Trần Cao Vân bị bắt và kết án tử hình, vua Duy Tân bị đày sang châu Phi.
Thái Phiên (1882 – 1916)
b. Khởi nghĩa binh lính Thái Nguyên (1917)
* Người lãnh đạo: Lương Ngọc Quyến và Trịnh Văn Cấn cầm đầu.
Trịnh Văn Cấn (? – 1918)
* Hoạt động : Nghĩa quân đã giết Giam binh, phá nhà lao, thả tù chính trị làm chủ tỉnh lị Thái Nguyên.
* Kết quả: nhanh chóng thất bại
* Ý nghĩa : Nêu cao ý chí bất khuất của người chỉ huy và nghĩa quân anh hùng.
3. Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi tìm đường cứu nước.
* Hoàn cảnh
- Người sinh ra trong cảnh nước mất nhà tan vào tay thực dân Pháp.
- Người rất khâm phục các bậc tiền bối đi trước nhưng Nguyễn Tất Thành không tán thành đường lối hoạt động của họ.
Người đã quyết định tìm con đường cứu nước cho dân tộc.
* Quá trình tìm đường cứu nước.
- Năm 1911, Nguyễn Tất Thành xuống làm phụ bếp cho một tàu buôn của Pháp để có cơ hội tới các nước phương Tây.
Tàu Đô đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin
- Hành trình 6 năm, Người đã đi đến các nước Châu Phi, Châu Mĩ, Châu Âu.
- Năm 1917, Nguyễn Tất Thành trở về Pháp và tham gia Hội những người Việt Nam yêu nước .
=>Những hoạt động yêu nước chỉ mới bắt đầu nhưng là điều kiện quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.