Sự thất bại của các khuynh hướng trong phong trào yêu nước Việt Nam cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX đặt ra yêu cầu bức thiết là phải
A. thành lập một chính đảng của giai cấp tiên tiến.
B. xây dựng một mặt trận thống nhất dân tộc.
C. tìm ra con đường cứu nước mới cho dân tộc.
D. đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
Chọn đáp án: C
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Lợi dụng cơ hội nào Pháp đưa quân tấn công Thuận An, cửa ngõ kinh thành Huế?
Đội nghĩa binh do ai chỉ huy chiến đấu hi sinh đến người cuối cùng ở cửa ô Thanh Hà?
Từ năm 1897 đến năm 1914 là khoảng thời gian thực dân Pháp tiến hành
Lực lượng mới nào ở Việt Nam có số lượng đông đảo nhất do tác động từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp?
Địa danh nào được đề cập đến trong câu đố dân gian dưới đây?
“Nơi nào nắng biển trong lành
Bác dạy đàn trẻ học hành tiến nhanh”?
Năm 1877 và 1882, Nguyễn Lộ Trạch dâng vua Tự Đức 2 bản “ Thời vụ sách” đề nghị cải cách vấn đề gì?
Nội dung nào không phản ánh đúng nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của phong trào Cần vương?
Điểm khác biệt và cũng là nét độc đáo nhất trong cuộc hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành (1911 – 1917) so với những người đi trước là ở
Nội dung nào không phải là nguyên nhân nào dẫn tới thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Thế ?
Hoạt động yêu nước, cách mạng nào dưới đây không phải do Phan Bội Châu khởi xướng?
Hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành trong những năm 1911 - 1918 có ý nghĩa như thế nào?
Cho các dữ kiện lịch sử:
1 - Tích cực chuẩn bị lực lượng, gây dựng cơ sở.
2 - Tổ chức tấn công quân Pháp ở đồn Mang Cá và tòa Khâm sứ.
3 - Pháp tổ chức cuộc phản công, chiếm kinh thành Huế.
4 - Phế bỏ những ông vua thân Pháp, đưa Ưng Lịch mới 13 tuổi lên ngôi.
5 - Rút khỏi kinh thành Huế, chạy ra Tân Sở và xuống chiếu Cần vương.
Sắp xếp đúng quá trình chuẩn bị và phản công quân Pháp của phái chủ chiến.
Thủ lĩnh uy tín nhất trong phong trào Cần vương ở Nghệ An – Hà Tĩnh là
I. Những sự kiện chính.
1. Quá trình xâm lược của thực dân Pháp và quá trình đấu tranh của nhân dân ta (1858-1918)
Thời gian |
Quá trình xâm lược của thực dân Pháp |
Cuộc đấu tranh của nhân dân ta |
Ngày 1 - 9 - 1858 |
Thực dân Pháp đánh Đà Nẵng và bán đảo Sơn Trà. |
Quân và dân ta đánh trả quyết liệt chặn bước tiến của quân giặc, bước đầu làm thất bại âm mưu "đánh nhanh thắng nhanh". |
Tháng 2 - 1859 |
Thực dân Pháp kéo quân vào Gia Định. |
Triều đình không chủ động đánh giặc, nhân dõn kiên quyết kháng chiến. |
Tháng 2 - 1862 |
Pháp chiếm Gia Định,Định Tường,Biên Hoà,Vĩnh Long. |
Triều đình kí Hiệp ước Nhâm Tuất (5/6/1862),nhân dân độc lập kháng chiến. |
Tháng 6 - 1867 |
Pháp chiếm 3 tỉnh Miền Tây. |
Triều đình bất lực.Nhân dân 6 tỉnh nổi lên đánh giặc ở khắp nơi. |
Ngày 20 - 11 - 1873 |
Thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần I. |
Nhân dân Bắc Kì kháng Pháp. |
Ngày 15 - 3 - 1874 |
Thực dân Pháp buộc triều đình kí Hiệp ước Giáp Tuất. |
Nhân dân cả nước kiên quyết đánh Pháp. |
Ngày 25 - 4 - 1882 |
Thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần II. |
Nhân dân Bắc Kì kiên quyết đánh Pháp. |
Ngày 18 - 8 - 1883 |
Triều đình kí Hiệp ước Hác-măng. |
Nhân dân đánh cả triều đình lẫn Pháp. |
Ngày 6 - 6 - 1884 |
Pháp và triều đình kí Hiệp ước Pa-tơ-nốt. |
Phong trào kháng chiến của nhân dân vẫn tiếp tục. |
2. Phong trào Cần Vương:
- Ngày 5 - 7 - 1885: Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại kinh thành Huế.
- Ngày 13 - 7 - 1885: Ra chiếu Cần Vương.
- Từ năm1885- 1888: Phong trào phát triển rộng khắp.
- Từ năm 1888 - 1895: Phong trào qui tụ thành những cuộc khởi nghĩa lớn: Ba Đình (1886-1887), Bãi Sậy (1883-1892), Hương Khê (1885-1895).
3. Phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX (đến năm 1918)
- Phong trào Đông du (1905-1909): Hội Duy Tân, học sinh yêu nước Việt Nam sang Nhật học.
- Đông Kinh nghĩa thục(1907)
- Cuộc vận động Duy Tân và phong trào Duy Tân và chống thuế ở Trung Kì (1908)
- Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế (1916)
- Khởi nghĩa của binh lính và tù chính trị ở Thái Nguyên (1917)
- Nguyễn Tất Thành xuất dương tìm đường cứu nước (1911 - 1917) và những hoạt động cách mạng bước đầu.
II. Những nội dung chủ yếu
1. Nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược Việt Nam.
- Do kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển đặt ra nhu cầu về thị trường, nguyên liệu, nhân lực.
- Xâm lược nước ta để làm bàn đạp tấn công Trung Quốc.
- Do nhà Nguyễn suy yếu.
2. Nguyên nhân làm cho nước ta trở thành thuộc địa của Pháp
- Giai cấp phong kiến nhu nhược yếu hèn không biết dựa vào dân để tổ chức kháng chiến.
- Nhà Nguyễn không chịu canh tân đất nước để tạo ra thực lực chống ngoại xâm
- Đường lối, cách thức tổ chức của triều đình Huế mắc nhiều sai lầm, bất cập. Bối cảnh kinh tế bất lợi
3. Nhận xét về phong trào kháng chiến chống Pháp cuối thế kỉ XIX
- Quy mô: Diễn ra khắp Bắc Kì, Trung Kì
- Thành phần lãnh đạo: Văn thân, sĩ phu và nông dân
- Mức độ: Diễn ra quyết liệt, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Hương Khê.
- Hình thức và phương pháp đấu tranh: Khởi nghĩa vũ trang.
- Tính chất: Là cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
- Ý nghĩa: Chứng tỏ ý chí đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân ta.
4. Phong trào Cần Vương
- Nguyên nhân:
+ Triều đình Huế đầu hàng thực dân Pháp.
+ Nhân dân phản đối hành động bán nước của triều đình.
+ Thái độ cương quyết của phái chủ chiến.
- Đặc điểm: nhìn chung còn nằm trong phạm trù phong kiến.
- Tính chất : là cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
- Kết quả: Tất cả các phong trào đều thất bại.
- Ý nghĩa: thể hiện truyền thống đấu tranh kiên cường bất khuất của dân tộc ta.
5. Những chuyển biến kinh tế, xã hội, tư tưởng trong phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX
- Nguyên nhân chuyển biến:
+ Khách quan: trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản truyền vào Việt Nam.
+ Chủ quan: THỰC DÂN PHÁP tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần th? nh?t khiến kinh tế, xã hội Việt Nam biến đổi.
=> Một xu hướng cách mạng mới xuất hiện: xu hướng dân chủ tư sản.
6. Nhận xét chung về phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX
- Chủ trương đường lối: từ phạm trù phong kiến chuyển sang phạm trù tư sản (ở mức độ khuynh hướng).
- Hình thức đấu tranh: phong phú hơn.
- Thành phần tham gia: đông đảo hơn cuối thế kỉ XIX.
- Hình thức hoạt động: Khởi nghĩa vũ trang, duy tân cải cách.
7. Bước đầu hoạt động của Nguyễn Tất Thành
+ Ngày 5/6/1911, ra đi tìm đường cứu nước.
+ Đi qua nhiều nước ở châu ắ, Châu Mĩ, châu Phi đến 1917 về Pháp hoạt động trong Hội những người Việt Nam yêu nước.
+ Tích cực tham gia hoạt động trong phong trào công nhân Pháp và tiếp nhận ảnh hưởng Cách mạng tháng Mười Nga.
* Ý nghĩa: Những hoạt động tuy chỉ là bước đầu nhưng là điều kiện quan trọng để người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc ta.