Thứ sáu, 03/01/2025
IMG-LOGO

Câu hỏi:

22/07/2024 3,444

Cho các kim loại : Li, Na, Ca, Al, Fe, Cu, Ag, Pt, bằng phương pháp điện phân có thể điều chế được bao nhiêu kim loại trong số các kim loại trên ?

A, 3

B. 4     

C. 6

D. 8

Đáp án chính xác
 Xem lời giải  Xem lý thuyết

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án D

Li, Na, Ca, Al: điện phân nóng chảy

Fe,Cu,Ag,Pt : điện phân dung dịch

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Khẳng định nào sau đây không đúng?

Xem đáp án » 04/09/2022 4,791

Câu 2:

Một học sinh đã đưa ra các phương án để điều chế đồng như sau :

(1) Điện phân dung dịch CuSO4.

(2) Dùng kali cho vào dung dịch CuSO4.

(3) Dùng cacbon khử CuO ở nhiệt độ cao.

(4) Dùng nhôm khử CuO ở nhiệt độ cao.

Trong các phương án điều chế trên, có bao nhiêu phương án có thể áp dụng đề điều chế đồng ?

Xem đáp án » 04/09/2022 4,736

Câu 3:

Điện phân một dung dịch chứa đồng thời các cation Mg2+, Fe3+,  Zn2+ , Pb2+ , Ag+. Thứ tự các kim loại sinh ra ở catot lần lượt là 

Xem đáp án » 04/09/2022 4,349

Câu 4:

Một nhóm học sinh đã đề xuất các cách điều chế Ag từ AgNO3 như sau :

(1) Cho kẽm tác dụng với dung dịch AgNO3

(2) Điện phân dung dịch AgNO3

(3) Cho dung dịch AgNO3 tác dụng với dung dịch NaOH sau đó thu lấy kết tủa đem nhiệt phân.

(4) Nhiệt phân AgNO3

Trong các cách điều chế trên, có bao nhiêu cách có thể áp dụng để điều chế Ag từ AgNO3 ?

Xem đáp án » 04/09/2022 3,380

Câu 5:

Những kim loại nào sau đây có thể được điều chế từ oxit bằng phương pháp nhiệt luyện nhờ chất khử CO?

Xem đáp án » 04/09/2022 2,631

Câu 6:

Cho các chất sau đây : NaOH, Na2CO3, NaCl, NaNO3Na2SO4. Có bao nhiêu chất điều chế được Na chỉ bằng 1 phản ứng ?

Xem đáp án » 04/09/2022 2,587

Câu 7:

Cho hơi nước qua than nóng đỏ thu được 2,24 lít hỗn hợp khí X gồm CO2, CO và H2 (đo ở đktc). Dẫn X qua hỗn hợp gồm CuO và Al2O3 dư nung nóng thu dược m gam chất rắn và hỗn hợp khí và hơi Y. Dẫn Y qua dung dịch CaOH2 dư, lọc bỏ kết tủa thấy khối lượng dung dịch giảm 1,16 gam. Khối lượng kim loại có trong m là

Xem đáp án » 04/09/2022 1,906

Câu 8:

Điện phân 1 lit dung dịch có chứa 18,8 gam CuNO32 và 29,8 gam KCl bằng điện cực trơ, có màng ngăn xốp. Sau 1 thời gian thấy khối lượng dung dịch giảm 34,3 gam so với ban đầu. Coi thể tích dung dịch không đổi trong quá trình điện phân, Nồng độ các chất trong dung dịch sau khi điện phân là 

Xem đáp án » 04/09/2022 1,053

Câu 9:

Để điều chế Ca từ CaCO3 cần thực hiện ít nhất mấy phản ứng ?

Xem đáp án » 04/09/2022 1,029

Câu 10:

Điện phân (với cực điện trơ, màng ngăn xốp) dung dịch gồm 0,2 mol Fe2SO43, 0,2 mol CuSO4 và 0,4 mol NaCl. Biết rằng hiệu suất điện phân đạt 100%. Điều khẳng định nào sau đây là đúng ?

Xem đáp án » 04/09/2022 816

Câu 11:

Cho khí CO (dư) đi qua ống sứ nung nóng đựng hỗn hợp X gồm: Al2O3, MgO, Fe3O4, CuO thu được chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch NaOH (dư), khuấy kĩ, thấy còn lại phần không tan Z. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần không tan Z gồm:

Xem đáp án » 04/09/2022 425

Câu 12:

Trong quá trình điện phân dung dịch PbNO32 với các điện cực trơ, ion Pb2+ di chuyển về:

Xem đáp án » 04/09/2022 366

Câu 13:

Trộn 0,54 gam bột nhôm với hỗn hợp gồm bột Fe2O3 và CuO rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm thu được hỗn hợp A. Hòa tan hoàn toàn A trong dung dịch HNO3 thu được hỗn hợp khí gồm NO và NO2 có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 3. Thể tích khí NO (ở đktc) là

Xem đáp án » 04/09/2022 332

Câu 14:

Để điều chế Al kim loại ta có thể dùng phương pháp nào trong các phương pháp sau đây ?

Xem đáp án » 04/09/2022 277

LÝ THUYẾT

I. Nguyên tắc điều chế kim loại

Nguyên tắc điều chế kim loại là khử ion kim loại thành nguyên tử.

Mn+  +  ne → M

II. Phương pháp điều chế kim loại

Tùy thuộc vào độ hoạt động hóa học của kim loại mà người ta lựa chọn phương pháp điều chế phù hợp.

1. Phương pháp nhiệt luyện

- Nguyên tắc: Khử ion kim loại trong hợp chất ở nhiệt độ cao bằng các chất khử như C, CO, H2 hoặc các kim loại hoạt động (như Al).

- Phạm vi áp dụng: Sản xuất các kim loại có tính khử trung bình (Zn, Fe, Sn, Pb,…) trong công nghiệp.

- Ví dụ:

Fe2O3 + 3CO  2Fe + 3CO2

2. Phương pháp thuỷ luyện

- Nguyên tắc: Dùng những dung dịch thích hợp như: H2SO4, NaOH, NaCN,… để hoà tan kim loại hoặc các hợp chất của kim loại và tách ra khỏi phần không tan có ở trong  quặng. Sau đó khử những ion kim loại này trong dung dịch bằng những kim loại có tính khử mạnh hơn như Fe, Zn,…

- Phạm vi áp dụng: Thường sử dụng để điều chế các kim loại có tính khử yếu.

- Ví dụ dùng Fe để khử ion Cu2+ trong dung dịch muối đồng.

Fe + CuSO4→ FeSO4 + Cu↓

Fe + Cu2+ → Fe2+  + Cu↓

3. Phương pháp điện phân 

a. Điện phân hợp chất nóng chảy 

- Nguyên tắc: Khử các ion kim loại bằng dòng điện bằng cách điện phân nóng chảy hợp chất của kim loại.

- Phạm vi áp dụng: Điều chế các kim loại hoạt động hoá học mạnh như K, Na, Ca, Mg, Al…

- Ví dụ điện phân Al2O3 nóng chảy là phương pháp sản xuất nhôm trong công nghiệp.

+ Ở catot (cực âm): Al3+ + 3e → Al

+ Ở anot (cực dương): 2O2- → O2 + 4e

Phương trình điện phân: 2Al2O3 t4Al + 3O2

Bài 21: Điều chế kim loại (ảnh 1)

Sơ đồ thùng điện phân Al2O3 nóng chảy

b. Điện phân dung dịch 

- Nguyên tắc: Khử các ion kim loại bằng dòng điện bằng cách điện phân dung dịch muối của kim loại.

- Phạm vi áp dụng: Điều chế các kim loại có độ hoạt động hoá học trung bình hoặc yếu như Zn, Cu …

- Ví dụ điện phân dung dịch CuCl2 để điều chế Cu:

+ Ở catot: Cu2+ + 2e → Cu

+ Ở anot: 2Cl- → Cl2 + 2e

Phương trình điện phân: CuCl2 tCu + Cl2

c) Tính lượng chất thu được ở các điện cực

 Dựa vào công thức Farađây, có thể tính được khối lượng các chất thu được ở điện cực:

m=AItnF trong đó:

m: Khối lượng chất thu được ở điện cực (gam).

A: Khối lượng mol nguyên tử của chất thu được ở điện cực.

n: Số electron mà nguyên tử hoặc ion đã cho hoặc nhận.

I: Cường độ dòng điện (ampe)

t: Thời gian điện phân (giây)

F: Hằng số Farađây (F = 96500).

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »