Đem 22,4 lít khí CO2 (đktc) sục từ từ vào 5 lít dung dịch Ca(OH)2 0,15M. Kết thúc phản ứng thu được số gam kết tủa là:
A. 75 gam
B. 100 gam
C. 50 gam
D. 81 gam
Đáp án C
nCO2 = 1 mol
nCa(OH)2 = 0,75 mol => nOH-= 1,5 mol
nkết tủa = nOH-- nCO2= 1,5-1 =0,5 mol
mCaCO3 = 0,5.100 = 50 gam
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Chất nào sau đây có thể loại trừ được tính cứng toàn phần của nước
Cho hỗn hợp X gồm 2 kim loại thuộc nhóm IIA, ở hai chu kì liên tiếp nhau. Cho 8,4 gam X tan hòan toàn trong dung dịch HCl dư thu được 5,6 lít khí H2( đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng muối khan là:
Cho hỗn hợp chứa BaO và K hòa tan hòa tan vào lượng nước dư, thu được sản phẩm gồm:
Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp kim loại kiềm và một kim loại kiềm thổ vào nước thu được 3,36 lít khí (đktc) và dung dịch X. Thể tích dung dịch HCl 2M tối thiểu cần để trung hòa dung dịch X là:
Trong dung dịch A có chứa các cation: K+,Ag+, Fe2+, Ba2+. Nếu trong dung dịch A chỉ chứa một loại anion, thì anion đó là:
Cho 2,4 gam hỗn hợp kim loại Na, Ba vào nước thu được 500ml dung dịch X có pH=13. Cô cạn dung dịch X thu được m gam rắn khan. Giá trị m là:
Nhiệt phân m gam hỗn hợp X gồm CaCO3 và Na2CO3 thu được 17,4 gam chất rắn và 3,36 lít khí (đktc). Phần trăm khối lượng của CaCO3 trong X là:
Cho hỗn hợp 2 kim loại kiềm hòa tan hết vào nước thu được dung dịch X và 13,44 lít khí H2(đktc). Thể tích dung dịch hỗn hợp H2SO4 0,5M và HCl 1M cần để trung hòa hết dung dịch X là:
Kiến thức cần nắm vững
1. Kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ
|
Vị trí trong bảng tuần hoàn |
Cấu hình electron lớp ngoài cùng |
Tính chất hóa học đặc trưng |
Điều chế |
Kim loại kiềm |
Nhóm IA |
ns1 |
Có tính khử mạnh nhất trong các kim loại M → M+ + 1e |
Điện phân muối halogenua nóng chảy 2MX 2M + X2 |
Kim loại kiềm thổ |
Nhóm IIA |
ns2 |
Có tính khử mạnh, chỉ sau kim loại kiềm M → M2+ + 2e |
MX2 M + X2 |
2. Một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm
- NaOH: tan nhiều trong nước và tỏa nhiệt, là bazơ mạnh, mang đầy đủ các tính chất hóa học của một bazơ tan.
NaOH → Na+ + OH-
- NaHCO3: là chất rắn, màu trắng, dễ tan trong nước, dễ bị nhiệt phân hủy:
2NaHCO3 Na2CO3 + CO2 + H2O
NaHCO3 có tính lưỡng tính:
NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 ↑ + H2O
NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O
- Na2CO3: muối của axit yếu và có những tính chất hóa học chung của muối.
- KNO3: tinh thể, không màu, bền trong không khí, tan nhiều trong nước.Khi đun nóng ở nhiệt độ trên 333oC, KNO3 bắt đầu bị phân hủy:
2KNO3 2KNO2 + O2
3. Một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ
- Ca(OH)2: là chất rắn, màu trắng, ít tan trong nước. Nước vôi trong là dung dịch Ca(OH)2.
Nước vôi trong mang đầy đủ tính chất hóa học của một bazơ tan. Ca(OH)2 hấp thụ dễ dàng CO2 theo phản ứng:
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 (↓ trắng) + H2O
- CaCO3: là chất rắn màu trắng, không tan trong nước, bị phân hủy ở nhiệt độ cao khoảng 1000oC:
CaCO3 CaO + CO2
- CaSO4: (canxi sunfat còn gọi là thạch cao).
Tùy theo lượng nước kết tinh trong tinh thể ta có:
+ Thạch cao sống: CaSO4.2H2O
+ Thạch cao nung: CaSO4. H2O
+ Thạch cao khan: CaSO4.
4. Nước cứng
a. Khái niệm
- Nước chứa nhiều ion Ca2+, Mg2+ được gọi là nước cứng.
- Nước không chứa hoặc chứa ít các ion trên gọi là nước mềm.
b. Phân loại
Căn cứ vào thành phần các anion gốc axit có trong nước cứng, người ta chia nước cứng thành nước cứng có tính cứng tạm thời, vĩnh cửu và toàn phần.
+ Tính cứng tạm thời là tính cứng gây nên bởi các muối Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2.
+ Tính cứng vĩnh cửu là tính cứng gây nên bởi các muối sunfat, clorua của canxi và magie.
+ Tính cứng toàn phần là gồm cả tính tạm thời và vĩnh cửu.
c. Phương pháp làm mềm nước cứng
- Nguyên tắc làm mềm nước cứng là giảm nồng độ các cation Ca2+, Mg2+ trong nước cứng.
- Phương pháp kết tủa:
+ Đối với nước cứng tạm thời, đun nóng hoặc dùng Ca(OH)2 rồi lọc kết tủa:
Ca(HCO3)2 CaCO3↓+ CO2↑ + H2O
Mg(HCO3)2 + 2Ca(OH)2 → Mg(OH)2↓+ 2CaCO3↓ + 2H2O
+ Cả hai loại nước cứng đều có thể dùng dung dịch Na2CO3 (hoặc Na3PO4)
CaSO4 + Na2CO3 → CaCO3↓ + Na2SO4
Ca(HCO3)2 + Na2CO3 → CaCO3↓ + 2NaHCO3
- Phương pháp trao đổi ion: cho nước cứng qua chất trao đổi ion là các hạt zeolit thì số mol ion Na+ của zeolit rời khỏi mạng tinh thể, đi vào trong nước nhường chỗ cho các ion Ca2+ và Mg2+ bị giữ lại trong mạng tinh thể silicat.