IMG-LOGO

Câu hỏi:

05/09/2022 346

Hòa tan hoàn toàn x mol CuFeS2 bằng dung dịch HNO3đặc, nóng (dư) sinh ra y mol NO2 (sảm phẩm khử duy nhất). Liên hệ đúng giữa x và y là: 

A. y = 17x 

Đáp án chính xác

B. x = 15y 

C. x = 17y 

D. y = 15x 

 Xem lời giải  Xem lý thuyết

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án A

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 200k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Hòa tan một lượng FexOy bằng H2SO4 loãng dư được dung dịch X. Biết X vừa có khả năng làm mất màu dung dịch thuốc tím, vừa có khả năng hòa tan được bột Cu. Oxit sắt đó là: 

Xem đáp án » 05/09/2022 13,340

Câu 2:

Hòa tan hết m gam Fe bằng 400ml dung dịch HNO3 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch chứa 26,44 gam chất tan và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là:

Xem đáp án » 05/09/2022 10,433

Câu 3:

Cách nào sau đây có thể dùng để điều chế FeO ?

Xem đáp án » 05/09/2022 8,702

Câu 4:

Hòa tan hoàn toàn 2,8 gam hỗn hợp FeO , Fe2O3 và Fe3O4 cần vừa đủ V ml dung dịch HCl 1M , thu được dung dịch X. Cho từ từ dung dịch NaOH dư vào dung dịch X thu được kết tủa Y. Nung Y trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 3 gam chất rắn. Tính V ?

Xem đáp án » 05/09/2022 6,524

Câu 5:

Dung dịch muối nào sau đây sẽ có phản ứng với dung dịch HCl khi đun nóng?

Xem đáp án » 05/09/2022 5,674

Câu 6:

Dung dịch loãng chứa hỗn hợp 0,01 mol FeNO33 và 0,15 mol HCl có khả năng hòa tan tối đa lượng Fe là:

Xem đáp án » 05/09/2022 3,155

Câu 7:

Hòa tan hết 4 gam hỗn hợp A gồm Fe và 1 oxit sắt trong dung dịch axit HCl (dư) thu được dung dịch X. Sục khí Cl2 cho đến dư vào X thu được dung dịch Y chứa 9,75 gam muối tan. Nếu cho 4 gam A tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thì thu được V lít NO ( sản phẩm khử duy nhất ,đktc). Tính V ? 

Xem đáp án » 05/09/2022 2,387

Câu 8:

Đốt 5,6 gam Fe trong V lít khí Cl2 (đktc), thu được hỗn hợp X. Cho X vào dung dịch AgNO3 dư, thu được 39,5 gam kết tủa. giá trị của V là:

Xem đáp án » 05/09/2022 2,287

Câu 9:

Cho hỗn hợp gồm 2,8g Fe và 3,2g Cu vào dung dịch HNO3 thu được dung dịch A, V lit khí NO2 ở đktc (sản phẩm khử duy nhất) và còn dư 1,6g kim loại. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng muối thu được khi cô cạn dung dịch A và giá trị của V là: 

Xem đáp án » 05/09/2022 1,027

Câu 10:

Chất nào sau đây khi phản ứng với dung dịch HNO3 đặc nóng sẽ không sinh ra khí ?

Xem đáp án » 05/09/2022 803

Câu 11:

Dung dịch A gồm 0,4 mol HCl và 0,05 mol CuNO32. Cho m gam bột Fe vào dung dịch, khuấy đều cho đến khi phản ứng kết thúc thu được chất rắn X gồm hai kim loại có khối lượng 0,8m gam. Giả sử sản phẩm khử HNO3 duy nhất chỉ có NO. Giá trị của m bằng: 

Xem đáp án » 05/09/2022 727

Câu 12:

ion nào sau đây tác dụng với ion Fe2+ tạo thành Fe3+

Xem đáp án » 05/09/2022 438

Câu 13:

Cho 5,8 gam FeCO3 tác dụng với dung dịch HNO3 vừa đủ, thu được dung dịch X và hỗn hợp khí gồm CO2, NO. Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch X được dung dịch Y, dung dịch Y hòa tan tối đa m gam Cu, sinh ra sản phẩm khử NO duy nhất. Giá trị của m là

Xem đáp án » 05/09/2022 365

Câu 14:

Hoà tan hoàn toàn m (g) FexOy bằng dd H2SO4 đặc nóng thu được 2,24 lít SO2 (đktc). Phần dd chứa 120(g) một loại muối sắt duy nhất. Công thức oxit sắt và khối lượng m là: 

Xem đáp án » 05/09/2022 196

LÝ THUYẾT

I – Hợp chất sắt(II)

Trong các phản ứng hóa học, ion Fe2+ dễ nhường 1 electron để tạo thành ion Fe3+.

Fe2+ → Fe3+ + 1e

Tính chất hóa học đặc trưng của hợp chất sắt(II) là tính khử.

1. Sắt(II) oxit (FeO)

- FeO là chất rắn, đen, không tan trong nước, không có trong tự nhiên.

Bài 32: Hợp chất của sắt (ảnh 1)

Sắt(II) oxit

- FeO tác dụng với dung dịch HNO3 hoặc H2SO4 (đặc) để thu được muối Fe(III), ví dụ:

3FeO + 10HNO3 loãng t 3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O

Phương trình ion rút gọn như sau:

          3FeO + NO3- + 10H+ → 3Fe3+ + NO + 5H2O

- Điều chế FeO: dùng H2 hay CO khử sắt(III) oxit ở 500oC:

          Fe2O3 + CO t 2FeO + CO↑

2. Sắt(II) hiđroxit (Fe(OH)2)

- Fe(OH)2 nguyên chất là chất rắn, màu trắng hơi xanh, không tan trong nước.

- Trong không khí Fe(OH)2 dễ bị oxi hóa thành Fe(OH)3 màu nâu đỏ:

4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3↓ (*)

- Điều chế Fe(OH)2: Cho dung dịch muối sắt(II) vào dung dịch kiềm, lúc đầu thu được kết tủa màu trắng, hơi xanh:

          Fe2+ + 2OH- → Fe(OH)2

Sau đó kết tủa chuyển dần sang màu nâu đỏ, theo phản ứng (*).

Muốn có Fe(OH)2 tinh khiết phải điều chế trong điều kiện không có không khí.

Bài 32: Hợp chất của sắt (ảnh 1)

Sắt(II) hiđroxit trong dung dịch

 3. Muối sắt(II)

- Đa số muối sắt(II) tan trong nước, khi kết tinh thường ở dạng ngậm nước.

Ví dụ: FeSO4. 7H2O hay FeCl2.5H2O.

- Muối sắt(II) dễ bị oxi hóa thành muối sắt(III) bởi các chất oxi hóa. Ví dụ:

          2FeCl2 + Cl2 → 2FeCl3

- Điều chế: Muối sắt(II) được điều chế bằng cách cho Fe (hoặc FeO, Fe(OH)2 tác dụng với HCl hoặc H2SO4 loãng:

          Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

          FeO + H2SO4 loãng → FeSO4 + H2O

Chú ý: dung dịch muối sắt(II) điều chế được cần dùng ngay, vì trong không khí muối sắt(II) sẽ chuyển dần thành muối sắt(III).

II. Hợp chất sắt(III)

Trong các phản ứng hóa học, ion Fe3+ có khả năng nhận 1 hoặc 3 electron để trở thành ion Fe2+ hoặc Fe:

          Fe3+ + 1e → Fe2+

          Fe3+ + 3e → Fe

Tính chất hóa học đặc trưng của hợp chất sắt(III) là tính oxi hóa.

1. Sắt(III) oxit (Fe2O3)

- Fe2O3 là chất rắn màu đỏ nâu, không tan trong nước.

Bài 32: Hợp chất của sắt (ảnh 1)

Sắt(III) oxit

-  Sắt(III) oxit là bazơ nên dễ tan trong các dung dịch axit mạnh. Ví dụ:

          Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O

- Ở nhiệt độ cao, Fe2O3 bị CO khử hoặc H2 khử thành Fe. Ví dụ:

          Fe2O3 + 3CO t2Fe + 3CO2

- Điều chế sắt(III) oxit bằng cách phân hủy Fe(OH)3 ở nhiệt độ cao:

          2Fe(OH)3 t Fe2O3 + 3H2O

- Sắt(III) oxit có trong tự nhiên dưới dạng quặng hemantit dùng để luyện gang.

2. Sắt(III) hiđroxit Fe(OH)3

- Sắt(III) hiđroxit là chất rắn, màu nâu đỏ, không tan trong nước nhưng dễ tan trong dung dịch axit tạo thành dung dịch muối sắt(III). Ví dụ:

          Fe(OH)3 + 3HCl → FeCl3 + 3H2O

- Điều chế sắt(III) hiđroxit bằng cách cho dung dịch kiềm tác dụng với muối sắt(III).

Ví dụ:

FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3↓ + 3NaCl

Bài 32: Hợp chất của sắt (ảnh 1)

Sắt(III) hidroxit trong dung dịch

3.Muối sắt (III)

- Đa số muối sắt(III) tan trong nước, khi kết tinh thường ở dạng ngậm nước.

Ví dụ: FeCl3.6H2O; Fe2(SO4)3.9H2O.

- Các muối sắt(III) có tính oxi hóa, dễ bị khử thành muối sắt(II). Ví dụ:

          Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2

          Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2

- Muối FeCl3 được dùng làm chất xúc tác trong tổng hợp hữu cơ.

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »