Khối khí lục địa hình thành ở cực có đặc điểm?
A. Nóng và ẩm
B. Lạnh và ẩm
C. Nóng và khô
D. Lạnh và khô
- Các khối khí lục địa có tính chất khô.
- Các khối khí cực có đặc điểm lạnh và khô.
=>Khối khí lục địa hình thành ở cực có đặc điểm: Lạnh và khô.
Đáp án cần chọn là: D
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
ni-tơ
hơi nước
cac-bo-nic
khí hậu
hô hấp
Thành phần của không khí gần bề mặt đất chủ yếu là các khí
(78%), oxy (21%), còn lại là
và các khí khác. Tỉ lệ khí
trong khí quyển tăng lên là nguyên nhân chính làm biến đổi
toàn cầu. Con người nếu hít thở không khí bị ô nhiễm sẽ dễ mắc các bệnh về đường
, có thể dẫn đến tử vong.
Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai
Cho nhận định sau: “Khối khí lạnh thường hình thành ở các vĩ độ cao”
Trong các đặc điểm sau, đâu không phải đặc điểm của tầng đối lưu?
Hãy ghép đáp án ở cột A với đáp án tương ứng ở cột B về vai trò của chất khí:
Khí oxy Duy trì sự cháy, sự sống của sinh vật
Khí ni-tơ Điều hòa nhiệt độ không khí
Hơi nước Cung cấp đạm tự nhiên cho cây trồng
Khí Cacbonic Tham gia vào quá trình quang hợp của cây.
Tại sao trong tầng đối lưu, càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm?
Trong tầng đối lưu, ở chân một dãy núi có độ cao 143m, nhiệt độ không khí đo được là 30oC. Thì ở đỉnh núi cao 3143 m có nhiệt độ bao nhiêu?
I. Các tầng khí quyển và thành phần không khí
1. Các tầng khí quyển
- Gồm 3 tầng: Đối lưu, bình lưu và các tầng cao khí quyển.
- Đặc điểm của các tầng
Tầng |
Đối lưu |
Bình lưu |
Các tầng cao của khí quyển |
Độ cao |
Dưới 16km |
16 - 50km |
Trên 50km |
Đặc điểm |
- Không khí bị xáo trộn mạnh, thường xuyên. - Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng. - Xảy ra các hiện tượng tự nhiên: mây, mưa,… - Càng lên cao không khí càng loãng, nhiệt độ giảm (0,60C/100m),… |
- Có lớp ôdôn ngăn cản tia bức xạ có hại cho sinh vật và con người. - Không khí chuyển động thành luồng ngang. |
Không khí cực loãng. Ít ảnh hưởng trực tiếp tới thiên nhiên và đời sống con người trên mặt đất. |
2. Thành phần không khí
- Tỉ lệ các thành phần của không khí
+ Khí nito: 78%.
+ Khí oxi: 21%.
+ Khí cacbonic, hơi nước và các loại khí khác: 1%.
- Vai trò
+ Khí oxi và hơi nước có vai trò duy trì sự sống, chất cần thiết cho sự cháy và hô hấp của các loài động vật.
+ Khí cacbonic chiếm một tỉ lệ rất nhỏ nhưng có vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp của cây xanh tạo ra chất hữu cơ và khí oxi.
II. Khối khí
- Khối khí nóng hình thành trên các vùng vĩ độ thấp, có nhiệt độ tương đối cao.
- Khối khí lạnh hình thành trên các vùng vĩ độ cao, có nhiệt độ tương đối thấp.
- Khối khí đại dương hình thành trên các biền và đại dương, có độ ẩm lớn.
- Khối khí lục địa hình thành trên các vùng đất liền, có tính chất tương đối khô
III. Khí áp và gió trên Trái Đất
1. Khí áp
* Khí áp
- Khái niệm: Là sức ép của không khí lên bề mặt Trái Đất.
- Đơn vị đo khí áp: mm thủy ngân.
* Các đai khí áp trên Trái đất
- Phân bố: Khí áp được phân bố trên Trái Đất thành các đai khí áp thấp và cao từ Xích đạo về cực.
- Phân loại: Áp thấp và áp cao.
- Số lượng: Có 7 đai áp.
2. Gió trên Trái Đất
- Các loại gió chính trên Trái Đất: Gió Mậu dịch (Tín phong), gió Tây ôn đới và gió Đông cực.
- Đặc điểm các loại gió
Loại gió |
Phạm vi gió thổi |
Hướng gió |
Tín phong |
Từ khoảng các vĩ độ 300B/N về Xích đạo. |
- Ở nửa cầu Bắc hướng Đông Bắc. - Ở nửa cầu Nam hướng Đông Nam. |
Tây ôn đới |
Từ khoảng các vĩ độ 300B/N lên khoảng vĩ độ 600B/N. |
- Ở nửa cầu Bắc hướng Tây Nam. - Ở nửa cầu Nam hướng Tây Bắc. |
Đông cực |
Từ khoảng các vĩ độ 900B/N về khoảng vĩ độ 600B/N. |
- Ở nửa cầu Bắc hướng Đông Bắc. - Ở nửa cầu Nam hướng Đông Nam. |