IMG-LOGO

Câu hỏi:

22/07/2024 262

Đơn vị đo lưu lượng nước sông là?

A. m/s

B. m3

C. m3/s

Đáp án chính xác

D. cm3/s

 Xem lời giải  Xem lý thuyết

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Lưu lượng nước là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang của lòng sông trong một giây (Đơn vị: m3/s)

Đáp án cần chọn là: C

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Vùng đất cung cấp nước thường xuyên cho sông được gọi là:

Xem đáp án » 06/09/2022 257

Câu 2:

Chọn các đáp án đúng:

Sông ngòi mang lại cho con người nhiều lợi ích:

Bồi đắp phù sa, mở rộng đồng bằng

Cung cấp nước

Tạo ra lũ lụt, lũ quét

Cung cấp nguồn lợi hải sản

Phát triển giao thông đường thủy

Xem đáp án » 06/09/2022 252

Câu 3:

Đâu không phải nguồn cung cấp nước cho sông ngòi?

Xem đáp án » 06/09/2022 248

Câu 4:

Sông là…

Xem đáp án » 06/09/2022 246

Câu 5:

Phụ lưu là …

Xem đáp án » 06/09/2022 239

Câu 6:

Nối các ý ở cột A với cột B sao cho hợp lý:

1. Chi lưu             a. dòng chảy đổ nước vào dòng chính

2. Lưu vực sông   b. dòng chảy lớn nhất, có các sông nhỏ cấp nước và chia nước

3. Phụ lưu             c. nhịp điệu dòng chảy của nước sông trong một năm

4. Sông chính       d. diện tích cung cấp nước thường xuyên cho sông

5. Chế độ nước    e. các sông thoát nước cho dòng chính

Xem đáp án » 06/09/2022 206

Câu 7:

Chọn các đáp án đúng

Nguồn cung cấp nước của sông ngòi từ các nguồn:

Nước mưa

Nước ngầm

Hơi nước

Băng tuyết tan

Xem đáp án » 06/09/2022 191

Câu 8:

Tìm 3 lỗi sai trong đoạn văn sau:

Sông là dòng chảy tạm thời tương đối lớn trên bề mặt lục địa và đảo, được các nguồn nước mưa, nước ngầm và nước thải sinh hoạt nuôi dưỡng. Một hệ thống sông gồm ba bộ phận sông chính, sông phụ và chi lưu.

Xem đáp án » 06/09/2022 186

Câu 9:

Nơi dòng chảy bắt đầu được gọi là ............. của dòng sông.

Xem đáp án » 06/09/2022 163

Câu 10:

Đường chia nước là:

Xem đáp án » 06/09/2022 163

Câu 11:

Chi lưu là…

Xem đáp án » 06/09/2022 157

Câu 12:

Chọn các đáp án sai:

Các bộ phận của một con sông không phải là:

Chi lưu

Lưu lượng dòng chảy

Dòng chính

Chế độ nước

Phụ lưu

Xem đáp án » 06/09/2022 152

Câu 13:

Dòng chảy sông ngòi có hai mùa chính là:

Xem đáp án » 06/09/2022 143

Câu 14:

Mùa lũ của một con sông là:

Xem đáp án » 06/09/2022 139

Câu 15:

Hồ Tây ở Hà Nội (Việt Nam) được hình thành:

Xem đáp án » 06/09/2022 138

LÝ THUYẾT

I. Sông và lưu lượng nước của sông

1. Các bộ phận của dòng sông

- Khái niệm

+ Sông là dòng chảy thường xuyên của nước, tương đối ổn định trên bề mặt lục đia.

+ Lưu vực sông là diện tích đất đá cung cấp nước thường xuyên cho sông.

+ Phụ lưu là những dòng chảy nhỏ cung cấp nước cho sông.

+ Chi lưu là các dòng sông nhỏ với nhiệm vụ thoát nước cho sông chính.

+ Hệ thống sông là sông chính cùng phụ lưu, chi lưu hợp lại.

- Nguồn cung cấp cho sông: Nước mưa, nước ngầm và băng tuyết tan.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 17: Sông và hồ | Chân trời sáng tạo

2. Lưu lượng nước sông

- Khái niệm: Là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông, ở một địa điểm nào đó, trong một giây đồng hồ.

- Đơn vị tính lưu lượng nước thường là m3/s.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 17: Sông và hồ | Chân trời sáng tạo

- Mối quan hệ giữa mùa lũ của sông với nguồn cung cấp nước sông

+ Chế độ nước phụ thuộc vào chế độ mưa, nguồn nước đổ vào các sông là do nước mưa.

+ Vào mùa mưa, nếu lượng nước mưa lớn tăng nhanh sẽ gây ra hiện tượng lũ, lụt khu vực ven bờ và hạ lưu.

+ Các sông ở vùng vĩ độ cao, nước sông dâng nhanh, chảy mạnh vào cuối mùa xuân và đầu mùa hè khi băng tuyết tan. 

II. Hồ

- Khái niệm: Là một dạng địa hình trũng chứa nước, thường khép kín và không trực tiếp thông ra biển.

- Hồ có nguồn gốc hình thành và hình dạng khác nhau.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 17: Sông và hồ | Chân trời sáng tạo

III. Sử dụng tổng hợp nước sông, hồ

- Đặc điểm: Nước sông, hồ thường bao phủ một không gian rộng lớn.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 17: Sông và hồ | Chân trời sáng tạo

- Vai trò của nước sông, hồ

+ Sinh hoạt của người dân.

+ Nông nghiệp đánh bắt và nuôi thủy sản.

+ Thủy điện, chế biến thủy sản.

+ Giao thông vận tải đường sông, hồ.

+ Du lịch, thể thao, giải trí,...

- Mục đích sử dụng tổng hợp nước sông, hồ

+ Nâng cao hiệu quả kinh tế.

+ Tránh lãng phí nguồn tài nguyên.

+ Bảo vệ tài nguyên nước.