Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:
Nghệ thuật nói nhiều với tư tưởng nữa, nghệ thuật không thể nào thiếu tư tưởng. Không tư tưởng, con người có thể nào là con người. Nhưng trong nghệ thuật, tư tưởng từ ngay cuộc sống hằng ngày nảy ra, và thấm trong tất cả cuộc sống. Tư tưởng của nghệ thuật không bao giờ là trí thức trừu tượng một mình trên cao. Một câu thơ, một trang truyện, một vở kịch, cho đến một bức tranh, một bản đàn, ngay khi làm chúng ta rung động trong cảm xúc, có bao giờ để trí óc chúng ta nằm lười yên một chỗ… Cái tư tưởng trong nghệ thuật là một tư tưởng, yên lặng. Và cái yên lặng của một câu thơ lắng sâu xuống tư tưởng. Một bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua một lần mà ta bỏ xuống được. Ta sẽ dừng tay trên trang giấy đáng lẽ lật đi và đọc lại bài thơ. Tất cả tâm hồn chúng ta đọc, không phải chỉ có trí thức. Và khác với cách độc riêng bằng trí thức, lần đọc thứ hai chậm hơn, đòi hỏi nhiều cố gắng hơn, nhiều chỗ chúng ta dừng lại hơn. Cho đến một câu thơ kia, người đọc nghe thì thầm mãi trong lòng, mắt không rời trang giấy.
(Trích Tiếng nói của Văn nghệ - Nguyễn Đình Thi, Ngữ văn 9, Tập 2 - NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)
Ý nào sau đây KHÔNG được nói đến trong đoạn trích?
A. Tư tưởng trong nghệ thuật là tư tưởng yên lặng.
B. Nghệ thuật luôn phải gắn với tư tưởng.
C. Phải có tư tưởng thì nghệ thuật mới có thế tồn tại được.
D. Cái yên lặng của một câu thơ lắng sâu xuống tư tưởng.
Phương pháp giải: Căn cứ bài Tiếng nói của Văn nghệ.
Giải chi tiết:
Ý không được nói đến trong bài là: Phải có tư tưởng thì nghệ thuật mới có thế tồn tại được.
Chọn đáp án C.
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:
“...Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời…”.
(Trích đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm, SGK Ngữ văn lớp 12, tập 1, trang 120)
Tại sao từ “Đất Nước” được viết hoa?
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:
“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa...” mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó...”
(Trích đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm, SGK Ngữ văn lớp 12, tập 1, trang 120)
Nội dung chính của đoạn thơ dưới đây là:
Với câu thơ " Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn " Nguyễn Khoa Điềm chủ yếu muốn thể hiện điều gì?
"... là kết tinh của những ấn tượng sâu sắc về cuộc đời, từng làm nhà văn day dứt, trăn trở và thôi thúc họ phải nói to lên để chia sẻ với người khác”
Câu thơ “Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc” gợi nhớ đến truyện dân gian nào?
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:
“…Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập.Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần, lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.
(Tuyên ngôn Độc lâp – Hồ Chí Minh, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục)
Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản?
Biện pháp nghệ thuật nổi bật được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên:
Từ “tư tưởng”(in đậm, gạch chân) trong đoạn trích gần nghĩa hơn cả với từ ngữ nào?