- Tư tưởng có vai trò chi phối trong phong trào yêu nước ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX là tư tưởng trung quân, ái quốc. Vì dưới chế độ phong kiến, 1 trong những mối quan hệ mang tính rường cột thuộc về Tam cương là mối quan hệ Vua – tôi: vua sáng - tôi hiền, vua sáng - tôi trung; Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung => tức là trong mối quan hệ này, làm bề tôi thì phải tuyệt đối trung thành với vua. Vua bảo chết thì không được sống. Trung thành là tuyệt đối nghe mệnh lệnh của nhà vua.
- Sự thất bại của nhà Nguyễn trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp đã “thể hiện sự thất bại của thế giới quan Nho giáo”, “gây nên cuộc khủng hoảng về ý thức hệ và tạo nên sự phân hóa đội ngũ của trí thức Nho học”. Điều này thôi thúc các sĩ phu tiến bộ đương thời đã tìm 1 hướng đi mới với tư tưởng mới trong quá trình tìm đường cứu nước. Trong đó, có thể kể đến Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh – hai đại diện tiêu biểu cho sự chuyển biến quan trọng về tư tưởng, nhận thức của thế hệ các văn thân, sĩ phu tiến bộ đương thời:
+ Ban đầu Phan Bội Châu đã thành lập Duy tân hội với chủ trương đánh đuổi giặc Pháp, giành độc lập, thiết lập nền quân chủ lập hiến => Tức là lúc này vẫn còn vua, vẫn còn sự ảnh hưởng của tư tưởng trung quân, ái quốc thời phong kiến ở một mức độ nhất định. Sau đó, Phan Bội Châu đã dần chuyển từ tư tưởng yêu nước là trung quân sang lập trường tư tưởng dân chủ tư sản qua việc thành lập Việt Nam Quang phục hội với khẩu hiệu “Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam” => trong khẩu hiệu này, việc xác định thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam đã cho thấy tư tưởng trung quân, ái quốc đã không còn.
+ Phan Châu Trinh: chủ trương dựa vào Pháp để đánh đổ ngôi vua và phong kiến hủ bại => tư tưởng trung quân, ái quốc đã không còn.
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Quốc gia nào sau đây tuyên bố độc lập và thành lập nước Cộng hòa vào năm 1959?