Nét nổi bật về nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh cách mạng của Đảng Lao động Việt Nam trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 là
Đáp án A
Nét nổi bật về nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh cách mạng của Đảng Lao động Việt Nam trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 là lựa chọn đúng địa bàn và chủ động tạo thời cơ tiến công:
* Ví dụ về việc lựa chọn đúng địa bàn tiến công của Đảng Lao động Việt Nam:
- Bộ Chính trị Trung ương Đảng xác định rõ chọn Tây Nguyên làm hướng tiến công mở đầu, trọng điểm là Nam Tây Nguyên với mục tiêu chính là thị xã Buôn Ma Thuột. Thực tế đã chứng minh đây là mẫu mực về nghệ thuật lựa chọn hướng tiến công, địa bàn tiến công, nghệ thuật vận dụng không gian đặc sắc, sáng tạo. Bởi:
+ Tây Nguyên là chiến trường trải rộng, có vị trí hết sức quan trọng, nếu giải phóng được địa bàn này sẽ tạo bàn đạp tiến vào Đông Nam Bộ (nơi có Sài Gòn – thủ phủ của chính quyền Sài Gòn), hoặc dễ dàng tiến xuống giải phóng các tỉnh đồng bằng Nam Trung Bộ thực hiện chia cắt chiến lược địch, tạo sự rung chuyển chấn động mạnh.
+ Ở Nam Tây Nguyên, địa hình xung quanh Buôn Ma Thuột tương đối bằng phẳng, nhiều đường lâm nghiệp, tiếp cận với tuyến chi viện chiến lược Trường Sơn, nên rất thuận lợi cho việc cơ động tập trung binh lực, vật lực để tổ chức tác chiến hiệp đồng binh chủng quy mô lớn, đáp ứng yêu cầu đặt ra.
+ Trong khi đó, phán đoán sai hướng tiến công chủ yếu của Quân giải phóng là miền Đông Nam Bộ, do vậy, chính quyền Sài Gòn tập trung phòng thủ ở Quân khu 1 (khu vực Huế - Đà Nẵng) và Quân khu 3 (miền Đông Nam Bộ). Lực lượng địch ở Tây Nguyên tương đối mỏng, lại mất cân đối (tập trung nhiều ở phía Bắc, ít ở phía Nam), bố phòng sơ hở.
* Ví dụ về việc chủ động tạo thời cơ tiến công của Đảng Lao động Việt Nam:
- Cuối năm 1974, đầu năm 1975, cục diện chiến tranh có sự chuyển biến mau lẹ theo hướng thuận lợi, Đảng Lao động Việt Nam triệu tập Hội nghị Bộ Chính trị (từ 30/9/1974 – 7/10/1974) và Hội nghị Bộ Chính trị mở rộng (18/12/1974 – 8/01/1975) hạ quyết tâm: Động viên những nỗ lực lớn nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ở cả hai miền, mở cuộc tổng tiến công và nổi dậy giải phóng hoàn toàn miền Nam trong hai năm 1975 – 1976; nếu thời cơ đến sớm hơn, thì lập tức giải phóng miền Nam ngay trong năm 1975.
- Thực hiện quyết tâm Bộ Chính trị đề ra, Bộ Tổng tư lệnh sớm chỉ đạo Bộ Tổng tham mưu xây dựng hoàn chỉnh dự thảo kế hoạch chiến lược giải phóng hoàn toàn miền Nam. Dự thảo này đã được Hội nghị Bộ Chính trị mở rộng (18/12/1974 – 8/01/1975) đồng ý thông qua (sau 8 lần xin ý kiến chỉnh sửa), chính thức trở thành “Kế hoạch chiến lược”, gồm hai phương án:
+ Phương án cơ bản, có hai bước: Bước 1 (năm 1975), mở nhiều đợt tiến công và nổi dật, làm cho lực lượng địch suy yếu nhanh chóng, mở ra thời cơ thuận lợi mới có lợi nhất cho cách mạng. Bước 2 (năm 1976), tiến hành tổng tiến công và nổi dậy đánh chiếm Sài Gòn, giành toàn thắng.
+ Phương án thời cơ: khi ta đánh mạnh, địch suy yếu nhanh có thể tạo ra thời cơ phát triển “đột biến”, lập tức tiến hành Tổng tiến công và nổi dậy giành toàn thắng trong năm 1975.
=> Như vậy, nhờ có sự chuẩn bị chu đáo cả 2 phương án, nên tình hình chiến trường dù có phát triển theo hướng nào, thì lực lượng cách mạng Việt Nam vẫn giữ được sự chủ động trong việc “điều binh, khiển tướng”. Và thực tế đã cho thấy sự chỉ đạo linh hoạt, tạo thời cơ và chớp thời cơ của Đảng: ngay sau thắng lợi bước đầu của chiến dịch Tây Nguyên, ngày 18/3/1975, Bộ Chính trị đã họp bàn, quyết định chuyển từ phương án cơ bản sang phương án thời cơ, thực hiện giải phóng hoàn toàn miền Nam ngay năm 1975.
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Đặc điểm nổi bật của phong trào Cần vương trong giai đoạn một (1885 – 1888) là gì?
Âm mưu cơ bản của Mĩ trong Chiến lược Chiến tranh đặc biệt (1961 – 1965) ở miền Nam Việt Nam là:
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (9/1960) xác định cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của cách mạng cả nước?
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò quốc tế của Mặt trận Việt Minh?
Khẩu hiệu: “Đả đảo chủ nghĩa đế quốc! Đả đảo phong kiến” của nhân dân Việt Nam phong trào cách mạng 1930 – 1931 thể hiện mục tiêu đấu tranh về
Đặc điểm lớn nhất, độc đáo nhất của cách mạng Việt Nam thời kì 1954 – 1975 là một Đảng lãnh đạo nhân dân
Một trong những bài học kinh nghiệm được rút ra từ thực tiễn cách mạng Việt Nam trong thế kỉ XX là
Một trong những nội dung của Chính sách kinh tế mới (1921) ở nước Nga Xô viết là
Phong trào dân chủ 1936 – 1939 ở Đông Dương thu hút được sự hưởng ứng của đông đảo các tầng lớp nhân dân vì
Điểm giống nhau cơ bản giữa Cương lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930) và Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 10/1930) là xác định đúng
Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam và Cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga có điểm chung nào sau đây?
Quân đội triều đình nhà Nguyễn không giành được thắng lợi trên chiến trường Gia Định (1860) do
Việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước ở Việt Nam (1976) đã tạo nên những điều kiện chính trị cơ bản để