Biến đổi nào dưới đây không chứng tỏ phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã góp phần làm thay đổi bản đồ chính trị thế giới?
A. Từ các nước thuộc địa và phụ thuộc, hơn 100 quốc gia đã giành được độc lập.
B. Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân đã bị phá vỡ theo từng giai đoạn.
C. Trật tự hai cực Ianta bị “xói mòn” do sự ra đời của các quốc gia độc lập.
D. Giành được độc lập, các nước đều phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa.
Đáp án D
Nội dung đáp án D không đúng vì: sau khi giành được độc lập, các quốc gia có thể lựa chọn những con đường phát triển khác nhau: tư bản chủ nghĩa hoặc xã hội chủ nghĩa (ví dụ: Trung Quốc, Việt Nam, Cuba...).
- Phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã góp phần làm thay đổi bản đồ chính trị thế giới, vì:
+ Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, “bản đồ chính trị thế giới” chủ yếu là bản đồ của chủ nghĩa thực dân, một vài quốc gia thống trị những vùng đất rộng lớn trên thế giới.
+ Với thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc, trật tự hai cực Ianta đã bị xói mòn, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân bị phá vỡ, hơn 100 quốc gia độc lập đã ra đời. Các quốc gia này từ chỗ là những vùng đất thuộc địa (của các nước đế quốc, thực dân) đã tự ghi tên mình trên bản đồ thế giới; tham gia tích cực vào công việc chính trị quốc tế,...
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Sự kiện nào đánh dấu công nhân Việt Nam bước đầu đi vào đấu tranh tự giác?
Nét tương đồng về nghệ thuật quân sự của chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) và chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) là gì?
Để đánh bại chiến lược Chiến tranh đặc biệt của Mĩ trong những năm 1961 – 1965, Đảng Lao động Việt Nam đã chỉ đạo quân dân miền Nam đánh địch bằng cả ba mũi giáp công là
Thực dân Pháp cơ bản hoàn thành công cuộc xâm lược Việt Nam sau khi
Chính sách kinh tế mới (NEP) của nước Nga Xô viết (1921) bao gồm nhiều chính sách, ngoại trừ việc
Mục đích của Đảng Cộng sản Đông Dương khi chủ trương mở chiến dịch Biên giới thu – đông 1950 là
Trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam lần thứ hai (1972), Mĩ không nhằm thực hiện âm mưu
Phong trào Đông Du (1905 – 1908), Đông Kinh nghĩa thục (1907) và cuộc vận động Duy tân (đầu thế kỉ XX) ở Việt Nam có điểm chung là
Một trong những điểm giống nhau giữa tổ chức Hội Quốc liên và Liên hợp quốc là
Để khắc phục điểm hạn chế về nhiệm vụ cách mạng của Luận cương chính trị (tháng 10/1930), trong thời kì 1939 – 1945 Đảng đã chủ trương
Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng con đường
Nhận xét nào sau đây về Hiệp ước Bali (1976) của tổ chức ASEAN là không đúng?
Điểm tương đồng của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi và Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là đều
Tờ báo nào dưới đây là cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên?
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng những tác động tích cực của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ hiện đại?