Nội dung nào dưới đây phản ánh điểm khác biệt giữa hai cuộc chiến tranh thế giới ở thế kỉ XX?
A. Để lại những hậu quả nặng nề, gây tổn thất lớn về người và của.
B. Chiến tranh kết thúc, đưa tới những chuyển biến lớn trong tình hình thế giới.
C. Đều có một trật tự thế giới mới được thiết lập sau khi chiến tranh kết thúc.
D. Mang tính chất chiến tranh phi nghĩa xuyên suốt tiến trình của cuộc chiến.
Đáp án D
♦ Nội dung đáp án D không phải điểm tương đồng giữa hai cuộc chiến tranh thế giới vì:
+ Chiến tranh thế giới thứ nhất hoàn toàn mang tính chất phi nghĩa ở cả hai bên tham chiến (các nước đế quốc gây chiến tranh nhằm mục đích phân chia thị trường, thuộc địa và đàn áp phong trào cách mạng thế giới,...).
+ Trong giai đoạn đầu (tháng 9/1939 – tháng 6/1941) Chiến tranh thế giới thứ hai mang tính chất chiến tranh đế quốc phi nghĩa. Từ tháng 6/1941, khi Liên Xô tham chiến, tính chất của Chiến tranh thế giới thứ hai có sự chuyển biến: tính chất phi nghĩa thuộc về các nước phát xít; tính chất chính nghĩa thuộc về các lực lượng dân chủ, yêu chuộng hòa bình, kiên cường đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ nền hòa binh thế giới.
♦ Những điểm tương đồng giữa hai cuộc chiến tranh thế giới ở thế kỉ XX:
- Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa là nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bùng nổ của chiến tranh.
- Chiến trạnh kết thúc đã để lại những hậu quả nặng nề, gây tổn thất lớn về người và của.
+ Chiến tranh thế giới thứ nhất đã lôi cuốn hơn 1,5 tỉ người vào vòng khói lửa; khiến hơn 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương; nhiều thành phố, làng mạc, đường xá, cầu cống, nhà máy bị phá hủy; số tiền các nước tham chiến chi phí cho chiến tranh lên tới 85 tỉ đôla.
+ Chiến tranh thế giới thứ hai cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử nhân loại: 60 triệu người chết, 90 triệu người tàn tật, thiệt hại về vật chất gấp 10 lần so với Chiến tranh thế giới thứ nhất, bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong 1000 năm trước đó cộng lại.
- Chiến tranh kết thúc, đưa tới những chuyển biến lớn trong tình hình thế giới:
+ Sau khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc: bản đồ chính trị thế giới và tương quan lực lượng giữa các nước tư bản có sự thay đổi sâu sắc; phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc phát triển,...
+ Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, tình hình thế giới có những chuyển biến căn bản: chủ nghĩa xã hội đã vượt ra khỏi phạm vi một nước và trở thành hệ thống thế giới; thay đổi thế và lực trong hệ thống các nước tư bản chủ nghĩa; phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ; quan hệ quốc tế có nhiều thay đổi lớn,...
- Đều có một trật tự thế giới mới được thiết lập sau khi chiến tranh kết thúc.
+ Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, hệ thống Vécxai – Oasinhtơn được hình thành.
+ Trật tự hai cực Ianta được hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Hai xu hướng trong phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX có sự khác nhau về
Chiến thắng của quân dân Bắc Kì trong trận cầu Giấy lần thứ nhất (1873) đã có tác động như thế nào đến thái độ của quân Pháp ở Việt Nam?
Nhận xét nào sau đây không đúng về đấu tranh ngoại giao trong 30 năm chiến tranh cách mạng Việt Nam (1945 – 1975)?
Việc Mĩ tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược Việt Nam đã đánh dấu sự thất bại của chiến lược chiến tranh nào?
Nội dung nào dưới đây không phải là yếu tố thuận lợi thúc đẩy phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới phát triển mạnh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
Phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở Việt Nam mang tính thống nhất cao vì
Đảng Cộng sản Việt Nam xác định đổi mới kinh tế là trọng tâm của đường lối đổi mới từ năm 1986 chủ yếu là do
Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam và Cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga có điểm giống nhau nào sau đây?
Tổ chức nào lãnh đạo nhân dân Ấn Độ đấu tranh giành độc lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
Nhằm khắc phục tình trạng trống rỗng về ngân sách của Chính phủ sau Cách mạng tháng Tám, nhân dân Việt Nam đã hưởng ứng phong trào
Trong những năm 60 – đầu những năm 70 của thế kỉ XX, nền kinh tế Nhật Bản
Ngay sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương được kí kết, Mĩ có hành động nào sau đây ở miền Nam Việt Nam?
Điểm tưong đồng giữa Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (1925) và Việt Nam Quốc dân đảng (1927) là gì?
Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929) của thực dân Pháp ở Đông Dương diễn ra trong bối cảnh nước Pháp