Kế hoạch Nava khi mới ra đời đã chứa đựng yếu tố thất bại vì
A. ra đời trong khó khăn bị động, mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán đang sâu sắc.
Kế hoạch Nava tồn tại mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán lực lượng, quân đông mà hóa ít, mạnh mà hóa yếu:
- Để áp đặt ách thống trị trên đất nước Việt Nam, dù lúc đầu binh lực chưa nhiều, Pháp vẫn phải tập trung quân để tiến công, chiếm đất rồi rải quân ra giữ đất và lập bộ máy thống trị. Như vậy là ngay từ đầu mục tiêu chiến lược đã quyết định trạng thái từ tập trung đến phân tán binh lực.
- Tuy nhiên, trong vài năm đầu, mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán binh lực của Pháp chưa bộc lộ sâu sắc, một phần vì khả năng tăng viện từ Pháp sang còn nhiều, phạm vi chiếm đóng của quân Pháp chưa mở rộng, nhưng chủ yếu là do chiến tranh du kích của ta chưa phát triển tới mức buộc chúng phải căng nhiều lực lượng ra để đối phó rộng khắp.
- Từ chiến dịch Việt Bắc, mâu thuẫn giữa phân tán binh lực (để giữ đất) và tập trung binh lực (để mở các chiến dịch tiến công lớn) đã trở nên sâu sắc và làm nảy sinh ra mâu thuẫn khác: mâu thuẫn giữa tiến công và phòng ngự về mặt chiến lược. Lực lượng bị phân tán quá mỏng làm cho Pháp không đủ sức đối phó với hoạt động ngày càng mạnh của ba thứ quân đã trưởng thành của ta, nhất là từ cuối năm 1950.
- Bước vào đông xuân 1953 – 1954, thực tế chiến trường ngày càng chứng tỏ Pháp không phát huy được tác dụng của các binh đoàn dự bị chiến lược mà chúng ra sức xây dựng với quy mô ngày càng lớn. Càng về cuối cuộc chiến tranh, mâu thuẫn trong bố trí và điều động binh lực đã dồn các tướng lĩnh Pháp vào thế lúng túng như gà mắc tóc. Quân Pháp muốn giữ “vùng đồng bằng có ích” đông người nhiều của thì phải bỏ nhiều địa bàn có ý nghĩa chiến lược trên chiến trường rừng núi; muốn đối phó với ta trên chiến trường chính (Bắc Bộ) thì phải rút bớt quân và tạo nên thế sơ hở trên các chiến trường khác; muốn đối phó với các chiến dịch tiến công của bộ đội chủ lực ta ở mặt trận phía trước thì phải điều lực lượng ở vùng tạm chiếm ra, nhưng khi chiến tranh du kích của ta làm cho phía sau bị “ruỗng nát”, thì chúng lại phải đưa lực lượng từ phía trước về đối phó…
- Chiến tranh du kích phát triển rộng rãi và phối hợp chặt chẽ với chiến tranh chính quy đã tạo nên “trận đồ bát quái” trên phạm vi cả nước, làm cho binh lực quân viễn chinh Pháp thường xuyên bị giằng xé, khiến quân của chúng đông mà hoá ít, trang bị mạnh mà hoá yếu, thế trận luôn luôn bị sơ hở, việc tổ chức và điều động lực lượng thường xuyên bị động. Mặc dù ra sức phát triển quân ngụy, ra sức xin thêm viện trợ của Mỹ, các tướng lĩnh Pháp vẫn không sao thoát khỏi các mâu thuẫn có tính quy luật trên đây trong suốt quá trình điều hành cuộc chiến tranh xâm lược.
=> Kế hoạch Nava ngay từ khi ra đời đã hàm chứa yếu tố thất bại.
Chọn đáp án: A
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Từ tháng 6/1949, Pháp tăng cường hệ thống phòng ngự trên Đường số 4 để thực hiện kế hoạch quân sự nào?
Nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến năm 1975 là
Trong trận Điện Biên Phủ năm 1954, cả ta và thực dân Pháp đều gặp khó khăn về
Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bùng nổ phong trào Cần Vương ở Việt Nam là
Sách giáo khoa Lịch sử lớp 12, trang 88, viết: “Nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền ở nước ta là đánh đổ bọn đế quốc, bọn phong kiến và giai cấp tư sản phản cách mạng, làm cho nước Việt Nam độc lập...”. Đó là một trong những nội dung của văn kiện nào?
Đâu không phải là biến đổi của các nước Đông Bắc Á sau chiến tranh thế giới thứ hai?
Xuân Mậu Thân 1968, Đảng ta chủ trương mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy trên toàn miền Nam là xuất phát từ nhận định
Ai là người khởi xướng công cuộc cải cách – mở cửa ở Trung Quốc từ năm 1978?
Điểm chung của Cách mạng tháng Tám (1945) và hai cuộc kháng chiến chống xâm lược (1945 - 1975) ở Việt Nam là có sự kết hợp
Nội dung nào sau đây không phải là quyết định của Hội nghị Ianta (tháng 2/1945)?
“Dập dìu trống đánh cờ xiêu/ Phen này quyết đánh cả triều lẫn Tây” là những câu thơ phản ánh nhiệm vụ nào đặt ra cho nhân dân Việt Nam sau Hiệp ước Nhâm Tuất (1862)?