Tại sao trung du Bắc Bộ là địa bàn đông dân và phát triển kinh tế - xã hội cao hơn ở miền núi Bắc Bộ?
- Vì Trung du Bắc Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi:
+ Nằm liền kề Đồng bằng sông Hồng, vùng có trình độ phát triển kinh tế - xã hội cao.
+ Có nguồn nước tương đối dồi dào, mặt bằng xây dựng tốt, lại có nhiều cơ sở công nghiệp và đô thị đã hình thành và đang phát triển.
+ Là địa bàn trồng cây công nghiệp (chè, đậu tương, hoa quả), chăn nuôi gia súc.
+ Diện tích đất tương đối rộng, khí hậu không khắc nghiệt, giao thông dễ dàng hơn,... là điều kiện thuận lợi cho sinh sống.
- Miền núi Bắc Bộ có khó khăn cho sản xuất và đời sống:
+ địa hình núi ca hiểm trở.
+ Giao thông khó khăn do địa hình chia cắt sâu sắc.
+ Thời tiết diễn biến thất thường.
+ Đất nông nghiệp rất hạn hẹp, quỹ đất lâm nghiệp có rừng và đất chưa sử dụng chiếm tỉ trọng lớn nhưng tài nguyên rừng đã bị cạn kiệt, muốn khai thác phải đầu tư nhiều tiền của và công sức.
+ Thị trường kém phát triển.
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Vì sao việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống các dân tộc phải đi đôi với bảo vệ môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên?
Căn cứ vào bảng 17.1 (SGK trang 63), hãy nêu sự khác biệt về điều kiện tự nhiên và thế mạnh kinh tế giữa hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc.
Dựa vào số liệu trong bảng 17.2 (SGK trang 64), hãy nhận xét sự chênh lệch về dân cư, xã hội của hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc.
Hãy nêu những thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên của Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Quan sát hình 17.1 (SGK trang 62), hãy xác định và nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Dựa vào hình 17.1 (SGK trang 62), xác định vị trí các mỏ: than, sắt, thiếc, apatít và các dòng sông có tiềm năng phát triển thuỷ điện: sông Đà, sông Lô, sông Gâm, sông Chảy.