Thứ sáu, 13/12/2024
IMG-LOGO

Câu hỏi:

23/07/2024 1,102

1. Sau khi giải hệ: x+y=3x-y=1, bạn Cường kết luận rằng hệ phương trình có hai nghiệm: x=2 và y=1. Theo em điều đó đúng hay sai? Nếu sai thì phải phát biểu thế nào cho đúng

2. Dựa vào minh họa hình học (xét vị trí tương đương đối của hai đường thẳng xác định bởi hai phương trình trong hệ), em hãy giải thích các kết luận sau:

Hệ phương trình ax+by=ca'x+b'y=c'(a,b,c,a',b',c' khác 0)

- Có vô số nghiệm nếu aa'=bb'=cc';

- Vô nghiệm nếu aa'=bb'cc';

- Có một nghiệm duy nhất nếu aa'bb'.

3. Khi giải một hệ phương trình bậc nhất hai ẩn, ta biến đổi hệ phương trình đó để được một hệ phương trình mới tương đương, trong đó có một phương trình một ẩn. Có thể nói gì về số nghiệm của hệ đã cho nếu phương trình một ẩn đó:

a) Vô nghiệm? ;     b) Có vô số nghiệm?

 Xem lời giải

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

1. Kết luận của bạn Cường là sai vì nghiệm của hệ là một cặp (x; y), chứ không phải là mỗi số riêng biệt.

Phát biểu đúng: "Nghiệm duy nhất của hệ là: (x; y) = (2; 1)".

2. Ta biết tập nghiệm của phương trình ax + by = c được biểu diễn bằng đường thẳng ax + by = c và tập nghiệm của phương trình a'x + b'y = c' được biểu diễn bằng đường thẳng a'x + b'y = c'.

- Với aa'=bb'=cc' thì hai đường thẳng ax + by = c và a'x + b'y = c' trùng nhau, mọi điểm của đường thẳng này cũng là điểm của đường thẳng kia, do đó hai phương trình có chung nhau vô số nghiệm. Hệ đã cho có vô số nghiệm.

- Với aa'=bb'cc' thì hai đường thẳng ax + by = c và a'x + b'y = c' song song với nhau, tức là chúng không cắt nhau, suy ra không có điểm nào chung cho hai đường thẳng hay không có điểm nào mà toạ độ của nó thoả mãn cả hai phương trình. Vậy hệ vô nghiệm.

- Với aa'bb' thi hai đường thẳng ax + by = c và a'x + b'y = c' cắt nhau tại một điểm duy nhất, toạ độ của giao điểm thoả mãn cả hai phương trình của hệ. Vậy hệ có nghiệm duy nhất.

3. a) Hệ đã cho vô nghiệm bởi vì mỗi nghiệm của hệ là nghiệm chung của hai phương trình, một phương trình vô nghiệm thì hệ không có nghiệm chung.

b) Hệ đã cho có vô số nghiệm.

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Hai đội xây dựng làm chung một công việc và dự định hoàn thành trong 12 ngày. Nhưng khi làm chung được 8 ngày thì đội I được điều động đi làm việc khác. Tuy chỉ còn một mình độ II làm việc nhưng do cải tiến cách làm, năng suất của đội II tăng gấp đôi nên họ làm xong phần việc còn lại trong 3,5 ngày. Hỏi với năng suất ban đầu, nếu mỗi đội làm một mình thì phải làm trong bao nhiêu ngày mới xong công việc trên?

Xem đáp án » 11/12/2021 13,436

Câu 2:

Năm ngoái, hai đơn vị sản xuất nông nghiệp thu hoạch được 720 tấn thóc. Năm nay, đơn vị thứ nhất làm vượt mức 15% , đơn vị thứ hai làm vượt mức 12% so với năm ngoái. Do đó cả hai đơn vị thu hoạch được 819 tấn thóc. Hỏi mỗi năm, mỗi đơn vị thu hoạch đươc bao nhiêu tấn thóc?

Xem đáp án » 11/12/2021 4,104

Câu 3:

Hai người ở hai địa điểm A và B cách nhau 3,6km, khởi hành cùng một lúc, đi ngược chiều nhau và gặp nhau ở một địa điểm cách A là 2km. Nếu cả hai cùng giữ nguyên vận tốc như trường hợp trên nhưng người đi chậm hơn xuất phát trước người kia 6 phút thì sẽ gặp nhau ở chính giữa quãng đường. Tính vận tốc của mỗi người.

Xem đáp án » 11/12/2021 2,216

Câu 4:

Giải các hệ phương trình sau và minh họa bằng hình học kết quả tìm được:

a) 2x+5y=225x+y=1;

b) 0,2x+0,1y=0,33x+y=5;

c) 32x-y=123x-2y=1.

Xem đáp án » 11/12/2021 1,171

Câu 5:

Một vật có khối lượng 124 g và thể tích 15cm3 là hợp kim của đồng và kẽm. Tính xem trong đó có bao nhiêu gam đồng và bao nhiêu gam kẽm, biết rằng cứ 89g đồng thì có thể tích 10cm3 và 7g kẽm có thể tích 1cm3.

Xem đáp án » 11/12/2021 1,170

Câu 6:

Giải các hệ phương trình sau:

a) x5-1+3y=11-3x+y5=1;

b)2xx+1+yy+1=2xx+1+3yy+1=-1.

Xem đáp án » 11/12/2021 750

Câu 7:

Giải hệ phương trình 2x-y=m4x-m2y=22 trong mỗi trường hợp sau:

a) m = -2;

b) m = 2;

c) m = 1.

Xem đáp án » 11/12/2021 332

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »