Quần xã sinh vật và ngoại cảnh có quan hệ với nhau như thế nào ? Khống chế sinh học là gì ?
- Các quần thể không thể tồn tại một cách biệt lập với các quần thể khác mà chúng phải sống dựa vào nhau về nhiều phương diện : con mồi - vật dữ, kí sinh - vật chủ, cạnh tranh khác loài... Không những thế, chúng phải tồn tại trong môi trường với sự tác động của các nhân tố vô sinh.
Vì vậy, ngoại cảnh và quần xã luôn có tác động qua lại với nhau. Đây là kết quả tổng hợp của các mối quan hệ giữa ngoại cảnh với các quần thể và mối quan hệ giữa các quần thể với nhau.
- Ví dụ :
+ Gặp khí hậu thuận lợi, ấm áp, cây cối xanh tốt, sâu ăn lá cây phát triển, số lượng sâu tăng khiến cho chim ăn sâu có điều kiện kiếm mồi và phát triển... nhưng khi chim sâu quá nhiều thì số lượng sâu bị tiêu diệt càng lớn và số lượng sẽ giảm.
+ Quần xã vùng lạnh thay đổi theo mùa rõ rệt: cây rụng lá vào mùa đông, chim và nhiều loài động vật di cư chống rét...
- Hiện tượng số lượng cá thể của một quần thể này bị số lượng cá thể của một quần thể khác kìm hãm gọi là khống chế sinh học.
Số lượng cá thể trong quần xã thay đổi theo những thay đổi của ngoại cảnh. Nhưng nhờ có khống chế sinh học mà số lượng cá thể của quần thể trong quần xã luôn dao động quanh vị trí ổn định, phù hợp với khả năng của môi trường, tạo nên sự cân bằng sinh học trong quần xã.
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Giả sử một quần xã có các sinh vật sau : cỏ, thỏ, dê, chim ăn sâu, sâu hại thực vật, cáo, hổ, mèo rừng, vi sinh vật.
Hãy vẽ sơ đồ các chuỗi thức ăn và lưới thức ăn có thể có trong quần xã đó.
Những tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể ? Những tập hợp sinh vật nào không phải là quần thể ?
- Tập hợp cá chép cùng loài ở Hồ Tây, Hà Nội.
- Tập hợp các con voi trong vườn Bách thú. Hà Nội.
- Tập hợp các con cá mè thuộc cùng một loài trong ao đình.
- Tập hợp các con chim công trong vườn Bách thú, Hà Nội.
- Bầy voọc cùng loài trong rừng Cúc Phương.
- Tập hợp các con gà lôi trong vườn Bách thú, Hà Nội.
- Tập hợp các con gà nuôi trong một hộ gia đình.
- Các cây lúa thuộc cùng một loài trên một cánh đồng lúa rộng mênh mông.
Chuỗi và lưới thức ăn trong tự nhiên được hình thành trên cơ sở mối quan hệ nào sau đây ?
Hoàn thành các chuỗi thức ăn sau cho phù hợp.
.......... → Chuột → ..................
.......... → Gà → ................
...........→ Sâu hại cây → .................
............→ Nai → .................
Khi nguồn thức ăn dồi dào, số lượng cá thể của quần thể trên một đơn vị diện tích hay trong một đơn vị thể tích sẽ
Tập hợp các cá thể chuột đồng nêu trên là Các cá thể chuột đồng sống trên một cánh đồng lúa khi lúa đang ở thời kì trổ bông. Các cá thể chuột đực và cái có khả năng giao phối với nhau sinh ra những chuột con. Số lượng chuột con phụ thuộc vào lượng thức ăn trên cánh đồng và phụ thuộc vào những kẻ săn mồi.
Nêu ví dụ về một hệ sinh thái. Hãy cho biết, trong hệ sinh thái đó có những thành phần cơ bản nào.
Quần thể người có những đặc điểm nào sau đây mà quần thể sinh vật khác không có ?