Nêu những thuận lợi, hạn chế của thiên nhiên khu vực đổi núi và khu vực đồng bằng đối với phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta.
a) Khu vực đồi núi
- Các thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên
+ Khoáng sản: các mỏ khoáng sản tập trung ở vùng đồi núi là nguyên nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp.
+ Rừng và đất trồng: tạo cơ sở cho phát triển nền nông, lâm nghiệp nhiệt đới, đa dạng hoá cây trồng.
+ Nguồn thuỷ năng: các sông miền núi có tiềm năng thuỷ điện rất lớn.
+ Tiềm năng du lịch: miền núi có điều kiện để phát triển các loại hình du lịch (tham quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái,...).
- Các mặt hạn chế
+ Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực, sườn dốc gây trở ngại cho giao thông, cho việc khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các vùng.
+ Do mưa nhiều, độ dốc lớn, miền núi còn là nơi xảy ra nhiều thiên tai (lũ nguồn, lũ quét, xói mòn, trượt lở đất,...).
+ Tại các đứt gãy sâu có nguy cơ phát sinh động đất.
+ Vùng núi đá vôi thiếu đất trồng trọt và khan hiếm nước.
+ Trên các vùng núi cao, địa hình hiểm trở, cuộc sống của người dân gặp nhiều khó khăn.
b) Khu vực đồng bằng
- Thuận lợi
+ Là cơ sở để phát triển nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng hoá các loại nông sản, đặc biệt là lúa nước.
+ Cung cấp các nguồn lại thiên nhiên khác như khoáng sản, thuỷ sản và lâm sản.
+ Là điều kiện thuận lợi để tập trung các thành phố, khu công nghiệp, trung tâm thương mại.
- Hạn chế: thường xuyên chịu thiên tai như bão, lụt, hạn hán,...
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long có những điểm gì giống và khác nhau về điều kiện hình thành, đặc điểm địa hình và đất?
Việc khai thác, sử dụng đất và rừng không hợp lí ở miền đồi núi đã gây nên những hậu quả gì cho môi trường sinh thái nước ta?
Hãy nêu các thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên của khu vực đồi núi.
Dựa vào hình 6, nêu nhận xét về đặc điểm địa hình đồng bằng ven biển miền Trung.
Dựa vào kiến thức đã học và hình 6 (SGK), nêu nhận xét về địa hình của hai đồng bằng sông Hổng và đồng bằng sông Cửu Long.