I - CHUẨN BỊ
1. Lấy số đo: Học sinh tập lấy số đo theo nhóm.
2. Tính vải: chuẩn bị vải đủ để may áo và các phụ liệu cần thiết.
3. Lựa chọn kiểu cổ áo, kiểu trang trí.
4. Các dụng cụ cắt may.
II – QUY TRÌNH THỰC HÀNH
1. Vẽ và cắt
Đọc bản vẽ cắt may áo tay liền để nhớ lại công thức tính, cách vẽ (nếu cần).
a) Vẽ và cắt thân trước.
b) Vẽ và cắt thân sau
c) Cắt vải viền cổ áo (cổ không bầu), nách áo hoặc vẽ và cắt bầu áo.
2. May
- Trước khi may cần kiểm tra lại kích thước thân trước, thân sau về độ dài hạ nách, rộng cổ.
- May áo theo quy trình sau:
a) Áo kiểu cổ không bâu
- Ráp đường sườn vai và tay liền.
- Viền cổ thân trước, thân sau riêng.
- Viền cửa tay.
- Ráp sườn áo và sườn tay.
- May gấu áo.
- Là (ủi) và đính khuy, thùa khuyết (nếu cần).
b) Áo kiểu cổ có bâu lá sen
- Ráp đường sườn vai và tay liền.
- May cổ áo.
- May cửa tay.
- Ráp sườn thân tay.
- May gấu áo.
- Là (ủi) đính khuy, thùa khuyết.
III - ĐÁNH GIÁ
* Học sinh tự đánh giá về các mặt sau:
- Sự chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, vật liệu.
- Quy trình may sản phẩm.
- Chất lượng sản phẩm: kích thước, đường may, hoàn thiện.
- Thời gian hoàn thành sản phẩm.
* Học sinh đánh giá sản phẩm của bạn.
IV – MỘT SỐ MẪU GỢI Ý
Dựa vào kiến thức và kĩ năng đã được học ở bài 9, 10, 11, em hãy thực hiện cắt may một áo tay liền với kiểu cổ tuỳ chọn hoặc một trong các mẫu gợi ý sau đây theo số đo của em
Hình 56. Một số mẫu áo tay liền
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết