Thiên nhiên nước ta có sự phân hóa theo chiều:
A. Đông – Tây, Đông Bắc – Tây Nam và theo độ cao
B. Bắc – Nam, Đông Bắc – Tây nam và theo độ cao
C. Bắc – Nam, Đông – Tây và theo độ cao
D. Bắc – Nam, Đông – Tây và Đông Bắc – Tây Nam
Đáp án C
Thiên nhiên nước ta có sự phân hóa theo bắc – nam, đông – tây và theo độ cao:
- Phân hóa bắc – nam, ranh giới là dãy Bạch Mã: miền khí hậu phía Bắc khí hậu mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa, có một mùa đông lạnh; phía nam có khí hậu nhiệt đới cận xích đạo, nắng nóng quanh năm, không chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc, phân hóa mùa mưa – khô sâu sắc.
- Phân hóa đông – tây: vùng núi Đông Bắc có mùa đông lạnh nhất cả nước và Tây Bắc có mùa đông ấm hơn (ranh giới là dãy Hoàng Liên Sơn), khi tây Trường Sơn đón gió mùa tây nam mang lại mưa lớn vào mùa hạ thì phía đông Trường Sơn chịu hiệu ứng phơn khô nóng...
- Phân hóa theo độ cao: hình thành 3 đai khí hậu là nhiệt đới gió mùa chân núi, cận nhiệt đới gió mùa và ôn đới núi cao (chỉ có ở Hoàng Liên Sơn).
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Lượng nước thiếu hụt vào mùa khô ở miền Bắc không nhiều như ở miền Nam là do:
Sạt lở bờ biển hiện nay diễn ra nhiều ở dải bờ biển miền Trung và
Biên độ nhiệt trung bình năm của phần lãnh thổ phía Nam nước ta thấp hơn phía Bắc là do phần lãnh thổ này:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, vườn quốc gia nào sau đây không thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long?
Ở miền Bắc nước ta, đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi có độ cao trung bình:
Nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ nước ta (trừ Trung Bộ) là do hoạt động của:
Thu nhập bình quân của người lao động nước ta thuộc loại thấp so với thế giới là do:
Nguyên nhân trực tiếp gây nên tình trạng số người gia tăng hằng năm còn nhiều mặc dù tốc động tăng dân số đã giảm ở nước ta là:
Nguyên nhân cơ bản khiến cho miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ chịu tác động mạnh của gió mùa Đông Bắc là:
Ở vùng đồi núi nước ta, sự phân hóa thiên nhiên theo Đông – Tây chủ yếu là do: